Sống xanh
Cây xanh: Lá phổi của Thành phố
(16:49:09 PM 31/03/2016)Những hàng cây xanh mát tại công viên Tao Đàn, quận 1 - Ảnh: Bích Ngọc
Cây xanh làm sạch không khí
Môi trường tự nhiên cho chúng ta không khí để ở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho chúng ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Chính vì thế, cây xanh có vai trò cực kì quan trọng, làm điều hòa không khí nhờ khả năng hấp thu năng lượng mặt trời, xả hơi nước mát vào không khí, hấp thu các khí độc hại trong môi trường (như: các oxit nito, ammoniac, salfur dioxide và ozone) và các hạt lọc ra khỏi không khí, đồng thời nhả khí oxi vào môi trường. Cây xanh còn hấp thu và phản xạ năng lượng mặt trời chiếu xuống đất làm giảm sức nóng của trái đất, hấp thu khí cacbonnic, gây hiệu ứng nhà kính.
Các tầng lá cây xanh có tác dụng cản 50% bụi đường, tính ra trong một vụ hè, một trăm cây xanh ở đường phố đã giữ lại 340kg bụi để giũ xuống mặt đường sau mỗi trận mưa. Vì vậy, cây xanh luôn mang lại một làn không khí rất trong lành, sạch sẽ và tâm hồn chúng ta sẽ trở nên dịu lắng, thanh thoát, minh mẫn, sảng khoái.
Cây xanh, nơi che nắng lý tưởng cho người Sài Gòn
Những hàng cây xanh trên đường phố, công viên đã trở thành vị cứu tinh cho người dân Sài Gòn trong những ngày nắng chói chang. Từ 10 giờ đến 15 giờ, thành phố sẽ là đỉnh điểm của nắng gắt, đây là thời điểm nhiệt độ có thể lên đến gần 40 độ C. Tuy nhiên, trên khắp các tuyến đường thành phố có cây xanh dày lại mát mẻ hơn nhiều.
Những tia nắng gắt dọi xuống mặt đường, những động cơ xe máy, xe hơi, xe tải bốc hơi nóng hừng hực làm nhiệt độ không khí ngày càng tăng. Nhiều người đi đường phải đeo khẩu trang, tìm đủ mọi cách để giảm nhiệt. Trên các tuyến đường thành phố có những hàng cây xanh tỏa bóng mát xuống mặt đường. Cây xanh không chỉ tỏa bóng mát cho con đường, mà cũng chính là nơi mưu sinh của một số người dân buôn bán nước, những gánh hàng rong,… hằng ngày để kiếm sống.
Các công viên với nhiều cây xanh, mát mẻ là nơi lý tưởng để người dân, đặc biệt là giới trẻ lui tới trong những ngày nắng nóng này. Bạn Trần Gia Hưng, sinh viên trường đại học Hoa Sen cho biết, trời nóng nực như thế này chỉ muốn tìm một nơi thoáng mát trong lành để ngồi ôn bài mà thôi, công viên chính là nơi “trốn” nắng và cái nóng oi bức đầu mùa như thế này…
Theo cơ quan khí tưởng, nhiệt độ ở Thành phố Hồ Chí Minh dịp này cao nhất 35-37 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ ngoài trời có thể lên tới 40 độ C khiến không khí càng oi nóng.
Đường Trương Định đầy bóng mát nhờ hai hàng cây của công viên Tao Đàn, là con đường chạy giữa công viên, chia công viên làm hai phần -Ảnh: Bích Ngọc
Cây xanh - bạn đồng hành với người Sài Gòn
Nếu thiếu cây xanh thì thành phố chúng ta không có một môi trường “xanh – sạch – đẹp” như thế này, không có không khí trong lành sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người chúng ta, dẫn đến có bệnh về đường hô hấp, tinh thần con người,… Đối với con người chúng ta, cây xanh là một vị thần hòa giải tuyệt vời.
Cây xanh là nguồn nhiên liệu và năng lượng quý giá cho cuộc sống. Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh chính là hành động thiết thực nhất nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Trồng một cây xanh cho mình, cho ngôi nhà của mình chẳng khó gì. Trồng một cây xanh cho hôm nay cũng là trồng một cây xanh cho thế hệ mai sau.
Chị Nguyễn Thị Tuyết Nga, quận 1 chia sẻ: “Tôi rất thích cây xanh, mỗi buổi sáng tôi hay đi tập thể dục tại công Tao Đàn hít thở không khí trong lành, ngắm những hàng cây xanh mát và làm cho tinh thần tôi rất thoải mái. Tôi còn biết thêm cây xanh sẽ làm giảm đi những bụi bẩn trong không khí, cây xanh sẽ giúp ngăn cản lũ lụt. Vì thế, tôi mong thành phố chúng ta ngày càng trồng thêm nhiều cây xanh để mang đến sức khỏe cho mọi người có một không khí trong lành và thành phố ngày càng tràn ngập màu xanh của cây…”
Cây xanh là một phần cơ thể sống của chúng ta, cần phải bảo vệ!
Cây xanh còn là điểm hẹn của các người dân thành phố vào mỗi sáng sớm tại công viên Tao Đàn, quận 1 - Ảnh: Bích Ngọc
TP.HCM vận động nhân dân tích cực tham gia trồng cây xanh, nhất là các loài cây gỗ có giá trị cao như: sao, dầu, gõ đỏ, giáng hương, căm xe, long não, bằng lăng…; tiếp tục thực hiện các dự án phát triển rừng trên địa bàn huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, phát triển hệ thống cây xanh công viên, vườn hoa đô thị, cây xanh đường phố; Phấn đấu tổng diện tích trồng rừng và diện tích quy đổi trồng cây lâm nghiệp phân tán, cây do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự trồng, phát triển cây xanh cảnh quan, đường phố hơn 1.600 ha với số lượng dự kiến là 5.000.000 cây trồng...
(Kế hoạch trồng rừng và cây xanh giai đoạn 2016 – 2020 do UBND TP.HCM vừa ban hành) .
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.