Sống xanh
Càng được mùa muối, càng khát nước
(12:30:04 PM 11/03/2013)Hình ảnh minh họa
Gay gắt nước ngọt
Ông Nguyễn Văn Kiệt, dân làm muối ở ấp 1, xã Thạnh Phước (huyện Bình Đại) nói rằng: “Khó khăn lớn nhất của dân làm muối là chi phí đổi nước ngọt sử dụng hàng ngày. Nếu hộ có năm nhân khẩu thì một xe nước (2m3) chỉ xài tối đa mười ngày”. Bà Lê Thị Trang gần đó lại càng khó hơn bởi chỉ riêng năm con bò đang nuôi mỗi ngày phải uống năm đôi nước – khoảng 100 lít.
Như vậy, với giá đổi nước thô – nước mặt chưa nhiễm mặn trên các tuyến sông hoặc kênh, hiện tại mỗi tháng hộ ông Nguyễn Văn Kiệt phải chi tối thiểu 300.000 đồng chỉ riêng cho nhu cầu sử dụng nước. Cũng với mức chi phí đó, hộ bà Lê Thị Trang chỉ mới giải quyết được nhu cầu “giải khát” của năm con bò của bà đang nuôi trong vòng hai tháng. Theo bà Trang, tình trạng này diễn ra suốt 5 – 6 tháng mỗi năm.
Bà Nguyễn Thị Mộng Thu, ban Kinh tế kế hoạch UBND xã Thạnh Phước cho biết, hơn 2.500 hộ dân trong xã đã có khoảng 70% có nước ngọt sử dụng trong mùa khô với nhiều hình thức. Tuy nhiên, các trạm cấp nước ở các khu dân cư tập trung cũng chỉ có thể cung cấp nước hai ngày mỗi tuần (thứ tư và chủ nhật) khiến tình trạng thiếu nước ngọt thường xuyên xảy ra trong mùa khô.
Ở xã Bảo Thạnh (huyện Ba Tri), tình trạng thiếu nước ngọt càng gay gắt hơn. Theo phó chủ tịch UBND xã, ông Trịnh Hoàng Be, toàn xã có hơn 2.900 hộ dân với khoảng 11.600 nhân khẩu, nhưng hiện còn khoảng 1.250 hộ dân chưa có nước ngọt sử dụng trong mùa khô. Ông Be cho biết: “Trong phạm vi xã hiện có bốn trạm cấp nước nhỏ, nhưng cứ khoảng đầu tháng 2 hàng năm, tầng nước ngầm giảm thấp, nhiễm mặn không sử dụng được, nhu cầu nước sinh hoạt của người dân lại phải phụ thuộc vào những xe đổi nước”.
Nhiều năm qua, nhu cầu nước ngọt mùa khô ở Bảo Thạnh đặt kỳ vọng vào nhà máy nước Tân Mỹ cách Bảo Thạnh 25km. Công trình hoà mạng nhà máy nước Tân Mỹ cũng đã triển khai ở Bảo Thạnh từ đầu năm 2011, dự kiến đến cuối năm nay sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, theo báo cáo của chi cục Thuỷ lợi và phòng chống lụt bão (sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre), đến cuối tháng 2.2013 tiến độ thi công các tuyến ống nhánh chỉ mới đạt khoảng 22%. Bên cạnh đó, cũng đã có những lo ngại với mức giá lắp đặt tối thiểu 960.000 đồng/đồng hồ nước (đối với cự ly nhánh rẽ dưới 6m tính từ ống chính) trở lên là khó khăn rất lớn đối với hơn 770 hộ nghèo và cận nghèo trong xã…
Cái nắng như thiêu đốt khiến nhiều người lầm tưởng về một mùa muối trúng lớn của diêm dân vùng ven biển Bình Đại, Ba Tri. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Mộng Thu nói rằng mưa trái mùa hồi cuối năm ngoái đã làm giảm 10% năng suất muối trong niên vụ này. Cả xã Thạnh Phước có 364ha đất làm muối, sản lượng hàng năm bình quân trên 17.000 tấn và tới thời điểm này đã thu hoạch khoảng 80% diện tích. Nhưng điều quan trọng hơn đối với diêm dân trong lúc này là đầu ra và giá cả.
Giá muối đen – sản xuất theo phương pháp truyền thống, hiện khoảng 40.000 – 45.000 đồng/giạ (45kg), muối trắng – sản xuất theo phương pháp trải bạt, 50.000 – 55.000 đồng/kg, bình quân chỉ bằng phân nửa hồi đầu vụ thu hoạch (tháng 11 – 12.2012). Ông Lê Văn Hồng, diêm dân ấp Phước Thạnh, xã Thạnh Phước (Bình Đại) than phiền: “Tui làm 1,5ha muối, từ đầu mùa tới giờ chỉ cào được khoảng 300 giạ (tương đương 13,5 tấn muối) nhưng mới bán được khoảng phân nửa, số còn lại phải đổ vô chòi trữ lại vì giá muối thấp mà cũng không ai mua”. Theo ông Hồng, dự trữ muối vừa làm hao hụt sản lượng (do muối tan chảy) vừa tăng thêm chi phí bốc dỡ. “Nếu bán liền chỉ tốn 3.000 đồng/gánh và 1.000 đồng/giạ tiền công đong, nhưng nếu trữ lại tới khi bán phải tốn thêm một lần tiền gánh từ chòi chứa muối xuống ghe”, ông Hồng tính toán.
Sản xuất muối trắng sẽ cho năng suất cao hơn khoảng 30%, giá bán cũng cao hơn, nhưng theo ông Phạm Văn Đức, diêm dân ấp Thạnh Phước (xã Bảo Thạnh, Ba Tri), nếu làm muối trắng mỗi công đất muối (1.000m2) phải đầu tư trải bạt hết 52 triệu đồng, khó kham nổi. Theo UBND xã Thạnh Phước, năm ngoái chương trình sản xuất muối sạch đã đầu tư 50% chi phí trải bạt cho diêm dân, nhưng cũng chỉ vận động thực hiện được trên diện tích 3,5ha. Ở xã Bảo Thạnh (huyện Ba Tri) kế hoạch sản xuất muối trắng hồi năm ngoái cũng được xây dựng trên quy mô diện tích 74ha, nhưng cuối cùng phải phá sản vì không vận động được diêm dân tham gia.
Xã Bảo Thạnh có hơn 600ha đất muối, sản lượng bình quân hàng năm gần 35.000 tấn. Thời điểm này đã thu hoạch khoảng 10.000 tấn, nhưng chỉ bán được khoảng 40% số đó. Đây cũng là nguyên nhân khiến diêm dân ngại đầu tư sản xuất muối trắng. “Thà làm muối đen, lỡ muối ế cũng nhẹ nợ, còn làm muối trắng mà ế như lúc này thì tiền vay bạc hỏi chỉ còn nước bán ruộng”, diêm dân Phạm Văn Đức nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.