U Minh Hạ cũng ngậm ngùi đóng cửa chống hạn
(13:28:52 PM 12/03/2013)Rừng U Minh Hạ
Đây là việc làm khẩn trương nhằm bảo vệ an toàn rừng tràm trong mùa khô hạn gay gắt, có nguy cơ cháy rất cao như hiện nay.
Như vậy, toàn bộ lâm phần rừng tràm U Minh Hạ tỉnh Cà Mau sẽ được áp dụng quy chế bảo vệ nghiêm ngặt. Theo đó, nghiêm cấm người không có phận sự vào rừng; người có trách nhiệm vào rừng không được mang theo các chất gây cháy như bật lửa, hút thuốc; hạn chế đón khách tham quan, du lịch, nếu là khách ngoài tỉnh, phải được phép của chính quyền hoặc lâm ngư trường mới được vào.
Bên cạnh đó, nhân viên kiểm lâm kết hợp cùng người dân tại chỗ tổ chức trực phòng cháy rừng 24/24 giờ. Các phương tiện chữa cháy đặt trong tình trạng sẵn sàng hoạt động có hiệu quả khi xảy ra cháy.
Rừng tràm U Minh Hạ tỉnh Cà Mau có tổng diện tích gần 80.000ha, trong đó có 38.000ha đất có cây rừng. Đặc biệt, tại đây có vườn quốc gia U Minh Hạ Vồ Dơi với tổng diện tích 8.000ha, là khu rừng nguyên sinh có giá trị cao về nhiều mặt.
Do điều kiện đặc thù, nên mùa khô rừng hay bị cháy và khi xảy ra cháy thì lây lan rất nhanh, khó dập tắt. Từ đầu năm đến nay, khu rừng này đã xảy ra 10 vụ cháy, thiệt hại gần 50ha.
Tháng Ba là đỉnh điểm của khô hạn, khoảng 20.000ha rừng tràm U Minh Hạ tỉnh Cà Mau đang ở mức báo động cấp cực kỳ nguy hiểm, có thể xảy ra cháy bất cứ lúc nào.
Hiện nay, toàn bộ lâm phần đã có gần 1.000 người tham gia trực; trong đó bao gồm nhân viên kiểm lâm, nhân viên lâm ngư trường và nhiều người dân tại chỗ cũng đã tình nguyện tham gia bảo vệ rừng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.