Rừng phòng hộ Đắk Đoa tan nát vì “lâm tặc”
(15:11:15 PM 18/02/2012)
Ảnh minh hoạ
Xã Đăk Smei và xã Hà Đông được bao phủ xung quanh là những cánh rừng phòng hộ giàu trữ lượng gỗ. Tuy nhiên, đứng từ trên cao phóng tầm mắt xuống mới thấy hết được sự loang lổ của những vết phá rừng cũ, mới đan xen nhau. Tiếp tục đi sâu vào trong vài km, chúng tôi bắt gặp những cây gỗ còn sót lại có đường kính từ 20-60cm nằm ngổn ngang, tiếng cưa máy và cây bị đốn ngã rào rào vọng lại rõ mồn một. Len theo một con đường mòn và tiếng cưa máy, sau gần 20 phút trèo đèo, lội dốc, chúng tôi mục sở thị cảnh ngang nhiên phá rừng phòng hộ Đăk Đoa. Gần 10 “lâm tặc” với 4 cưa máy đang hạ tầng một cây rừng có đường kính khoảng 40-50cm. Việc đốn hạ rất có tổ chức với một người đốn, một người cắt cành, ngọn và 2 người xẻ cây ra thành từng khúc gỗ và ván gỗ. Số “lâm tặc” còn lại nhanh chóng đẩy số gỗ thành phẩm về phía bên kia sườn núi và có nhiệm vụ canh chừng. Nhẩm tính cứ chưa đầy 10 phút là một cây rừng bị cưa ngọt, ngã chỏng chơ bên gốc. Ngay giữa ban ngày, các đối tượng vẫn thản nhiên phá rừng, tiếng cưa máy vang rền khắp núi rừng. Lần qua bên kia sườn núi mới thấy rừng bị̣ tàn phá quá sức tưởng tượng, một khoảnh rừng rộng cả nghìn m 2 ngổn ngang các loại cây từ lớn đến nhỏ bị đốn hạ, cả lóng gỗ lẫn ván gỗ đã được xẻ vẫn còn đó, chỉ còn trơ những gốc cây mủ chỉ mới xạm màu chưa khô...
Tiếp tục vào xã Hà Đông, rừng phòng hộ Đăk Đoa lại càng bị tàn phá nặng nề hơn. Những sườn núi loang lổ những đám rừng bị chặt phá vẫn còn mới, những lá cây vẫn còn màu xanh. Đám nhỏ thì từ vài nghìn m 2 , đám lớn thì lên đến chừng vài ha với những gốc cây còn trơ lại. Cũng trên con đường này, “lâm tặc” thản nhiên vận chuyển gỗ ra đường lớn và xẻ ngay tại đây. Hai bên đường vẫn còn sót lại những bìa gỗ rải rác. Táo bạo hơn, ở một khu rừng cách xã Hà Đông chưa đầy 5km,“lâm tặc” ngang nhiên kê cây gỗ có đường kính chừng 60cm và cưa thành 4 khúc chờ vận chuyển đi.
Việc “lâm tặc” lộng hành ở đây khiến chúng tôi không khỏi băn khoăn về trách nhiệm của các ngành chức năng và chính quyền huyện Đăk Đoa. Những cánh rừng phòng hộ tự nhiên liên tiếp bị phá nát trong thời gian dài nhưng chưa thấy một động thái tích cực nào từ ngành chức năng để ngăn chặn có hiệu quả. Phía Ban quản lý rừng cũng như Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Đoa đều thừa nhận việc lâm tặc tiếp tục phá rừng, mở những đường luồng mới vào sâu trong rừng là có. Trong khi đó, từ tháng 10/2011, UBND huyện Đăk Đoa đã tăng cường lực lượng triển khai công tác bảo vệ rừng, tuần tra, tiến hành truy quét, xử lí “lâm tặc”. Ông Lê Viết Phẩm – Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện Đăk Đoa thừa nhận: Việc phá rừng trên nhiều diện tích, ngang nhiên giữa ban ngày như phóng viên phản ánh là có thật. Việc để rừng bị phá như thế này do các đơn vị liên quan thiếu trách nhiệm, UBND huyện có chỉ đạo nhưng việc thực thi chưa đến nơi đến chốn.
Đây không phải là lần đầu tiên việc lâm tặc đốn hạ từng khoảnh rừng phòng hộ tại huyện Đăk Đoa mà chỉ khi rừng bị phá xong lực lượng chức năng, chính quyền địa phương mới biết và vào cuộc. Một số vụ việc, các ngành chức năng bắt giữ được cũng chỉ khi cây đã bị đốn hạ xong và xẻ thành thành phẩm, trên đường vận chuyển ra tiêu thụ. Với việc thiếu trách nhiệm đối với cánh rừng phòng hộ - tài sản của quốc gia như ở huyện Đăk Đoa thì từng ngày những mảng rừng xanh sẽ chỉ còn lại đất trống đồi trọc trong tương lai không xa sẽ là hiện thực.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.