Phát triển thủy điện tại Trung Trường Sơn gây ảnh hưởng lớn đến rừng
(22:18:47 PM 29/02/2012)
Ảnh minh họa
Hiện Quảng Nam có 41 nhà máy thủy điện với tổng công suất 1.328 MW; Thừa Thiên-Huế có 21 nhà máy tổng công suất 448 MW; Quảng Trị có 24 nhà máy tổng công suất 173 MW. Hầu hết hệ thống thủy điện tại 3 tỉnh đều nằm trên địa bàn các huyện miền núi, nơi tập trung các loại rừng phòng hộ hoặc khu bảo tồn thiên nhiên.
Các công trình thủy điện phải xây dựng đập ngăn nước dẫn tới mất rừng và môi trường nước, làm tăng thêm nguy cơ đối với cả khu vực có rừng, nơi tiến hành khảo sát địa hình, địa chất. Bởi những nơi khảo sát này thường phải mở lối đi và buộc phải chặt phá rừng. Cộng thêm việc phải thu hồi đất lâm nghiệp làm hồ chứa nước cho thủy điện, nên diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển hệ thống thủy điện của 3 tỉnh trong những năm tới, trong tương lai gần tổng diện tích đất rừng sẽ phải thu hồi lên tới 5.540 ha. Chưa kể đất ngập nước bao gồm đất rừng, đất ở, đất sản xuất mà người dân phải di dời. Như vậy, những khu tái định cư mới vì xây dựng thủy điện sẽ chiếm thêm một số lượng đáng kể diện tích rừng tại Trung Trường Sơn.
Bên cạnh đó, các công trường xây dựng thủy điện cần huy động một lực lượng lao động lớn, nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng tăng cao, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quần thể động vật hoang dã trong khu vực; những con đập ngăn nước cũng làm suy giảm việc sinh sản, vòng đời của một số loài thủy sản và đa dạng sinh học tự nhiên nước ngọt ở khu vực này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
-
Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
-
Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
-
Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
-
Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
-
Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
-
4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
-
Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
-
Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
.jpg)