"Nín thở" trước dải rừng ngập mặn cuối cùng ở Lăng Cô bị... ám sát
(21:24:22 PM 19/05/2012)
Trái tim bị… ám sát
RNM ở đầm Lập An giảm từ 100ha xuống còn 10ha trong vòng chưa đầy 20 năm là lý do để ông Nguyễn Chu Hồi - nhà khoa học có uy tín lớn về biển đảo và hệ sinh thái vùng bờ (HSTVB) có mặt tại đây.
Sự hiện diện của người đứng đầu tổ chức MFF Việt Nam ở đầm Lập An có thể là cứu cánh cho những vạt RNM cuối cùng và ngược lại, cũng có thể là phán quyết chấm dứt quá trình tồn tại của các loài đước, vẹt, mắm, bần... bên bờ vịnh biển Lăng Cô.
MFF là các chữ cái đầu của cụm từ Mangroves fo the Future (RNM cho tương lai) do cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton khởi xướng năm 2006 tại Phuket (Thái Lan) sau hàng loạt thảm họa thiên tai (đặc biệt là sóng thần năm 2004 ở Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan, Ấn Độ…). MFF có sứ mệnh hướng tới một tương lai tốt đẹp, thịnh vượng, an toàn hơn cho cộng đồng ven biển - khi HSTVB được bảo tồn, quản lý hiệu quả…
“HSTVB là trái tim của vùng bờ. Khi trái tim bị ám sát thì không còn gì nữa cả”. Đây là ý kiến của ông Chu Hồi mà tôi kịp ghi lại trước khi từ Đà Nẵng vượt đèo Hải Vân ra đầm Lập An chứng kiến “trái tim HSTVB” đang thoi thóp…
Sự thoi thóp HSTVB của đầm Lập An được khẳng định rõ nét hơn qua lời của ông Trương Văn Tuyển, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng (Hội Nghề cá tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Tấm bản đồ quy hoạch Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được căng ngay trước cửa phòng họp UBND thị trấn Lăng Cô và ngón trỏ của ông Tuyển dí mạnh vào nơi RNM vừa hồi sinh. RNM rải rác quanh đầm Lập An gom lại có tổng diện tích 10ha, nhưng tương lai sẽ không còn vì phải phá đi để nhà đầu tư xây dựng sân golf.
Vị trí của những vạt RNM cuối cùng ở đầm Lập An trên bản đồ. Ảnh D.Th.Tùng |
Tại thời điểm này, ông Tuyển cùng cộng sự đang nỗ lực đề xuất lồng ghép các chương trình sinh kế của cộng đồng thuỷ sản khoảng 500 - 600 người để giữ RNM, nhưng không hy vọng nhiều vào kết quả cuối cùng. Nguyên nhân khiến những người tha thiết với RNM như ông Tuyển không tin tưởng vào tương lai của 10ha RNM là tính pháp lý mong manh của nó. Theo lời ông: “Nếu quy hoạch sân golf được phê duyệt thì 10ha RNM sẽ bị nhà đầu tư coi là bụi cây hay rừng hoang hóa để phá đi”.
Dân và lãnh đạo địa phương đều mơ hồ
Có 2 tuyến đường rải nhựa bao quanh đầm Lập An. Sinh kế của dân địa phương phơi ra trên mặt đầm và 2 tuyến đường này. Đó là những chiếc thuyền nhỏ, chài lưới và rất nhiều lốp ô tô cũ làm chỗ bám cho loài giáp xác như hàu, vẹm…
Trong rất nhiều người dân cặm cụi mưu sinh bên đầm buổi sáng hôm ấy, người đàn ông tên là Nguyễn Văn Tây rất ít khi ngẩng đầu lên. Thuỷ sản trên đầm ngày một ít đi nên ông Tây phải chọn công việc vốn chỉ dành cho phụ nữ và trẻ nhỏ - cạy hàu bám vào vỏ yếm những chiếc lốp xe. “Việc này tốn nhiều thời gian và tiền cũng rất ít, nhưng không làm thì không có ăn”, ông Tây nói.
Theo lời ông, 5 năm trước, đầm Lập An có nhiều sò huyết. Sò huyết giờ không còn nữa vì đã hết RNM. “Nếu Nhà nước cho tui chọn, tui chọn rừng chứ không chọn sân golf vì 3 đời nhà tui có biết sân golf là cái chi mô”. Khi nói câu này, ông Tây chợt ngẩng lên, nhìn khách và nhìn mông lung trên mặt đầm.
Sân golf đe dọa xóa sổ 10ha RNM cuối cùng ở đầm Lập An, còn dân Lăng Cô thì không biết gì về nó. Cách đây chưa lâu người dân được nhà đầu tư mời “hội thảo tập huấn”, giúp hiểu biết về sân golf nhưng ngoài việc hy vọng con em được thu nhận vào phục vụ, họ không biết thêm gì khác.
Dân không biết và Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô Trần Văn Giảng cũng mơ hồ về sân golf. Ông Giảng nói rằng: “Họ (nhà đầu tư) xây nhà cao tầng, thấp tầng hoặc làm sân golf như thế nào thì… chưa rõ lắm! Đất giao cho dự án từ năm 2007 là đất nông nghiệp, đền bù chưa hết, còn… treo đó. Dân bây giờ không có đất sản xuất”.
Ông Giảng cũng chỉ biết, chủ đầu tư dự án là một doanh nghiệp có tên gọi Gia Minh Conic. Trụ sở “đóng ở mô thì cũng không rõ”.
Dân không biết, lãnh đạo địa phương sở tại mơ hồ… Tuy nhiên, trên website của mình, Gia Minh Conic đã quảng cáo rất hoành tráng: “Trên diện tích 145ha bán đảo đầm Lập An sẽ hình thành khu sân golf 18 lỗ kết hợp những biệt thự sang trọng vươn ra mặt đầm và những dãy núi hùng vĩ…”.
Theo ông Trương Văn Tuyển, khu vực này đang được NĐT “xin thêm” để xây sân golf. Ảnh D.Th.Tùng |
Góc đầm Lập An, tôi nhìn thấy ông Trần Phong, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường (Tổng cục Môi trường) đang “nín thở”, mê mải thu vào ống kính khoảnh khắc tươi sáng của RNM vừa hồi sinh. Các nhà quản lý thường chế ngự cảm xúc trước sự kiện nhạy cảm. Tuy nhiên, có một câu nói của ông Phong làm tôi nhớ mãi: “Một người đề ra chính sách hiểu được vấn đề quan trọng hơn một trăm người dân hiểu vấn đề”.
Với những gì đang diễn ra, có thể thấy sân golf không phải là mơ ước của hàng vạn dân cư đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô nói riêng và huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung. Họ cần RNM hơn sân golf. Đáng tiếc là, khi từng người dân hiểu ra vấn đề thì lại phải ‘nín thở” lo âu vì RNM bị đe doạ biến mất, bởi chính sách thu hút đầu tư chưa phù hợp.
Liên quan đến việc nhà đầu tư “xin thêm đất” ở đầm Lập An xây sân golf, tháng 4/2012, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 2871/VPCP-ĐP, truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tuân thủ đúng quy định tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng sân golf; tuyệt đối không được sử dụng đất lúa (kể cả đất lúa một vụ năng suất thấp), đất màu, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để đầu tư sân golf… Chỉ đạo rõ ràng, nhưng cộng đồng ngành nghề ở Lăng Cô vẫn lo ngại nhà đầu tư có thể tìm cách này hay cách khác thực hiện cho bằng được. Tại thời điểm này, chưa có dấu hiệu gì cho thấy dự án sân golf tại đầm Lập An dừng triển khai. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.