Nguyên nhân khiến siêu bão mặc sức tung hành
(00:43:30 AM 16/11/2013)
Rừng được ví như lá phổi xanh, điều hòa khí hậu trái đất. Tuy nhiên, con người đang tàn phá không thương tiếc những cánh rừng để phục vụ lợi ích trước mắt. Đây là một trong những lý do khiến siêu bão ngày càng phổ biến, đe dọa tính mạng của hàng trăm triệu người trên khắp thế giới. Một khoảnh rừng già Amazon gần thành phố Alta Floresta, bang Para, Brazil bị tàn phá. Ảnh chụp ngày 19/6/2013. Ảnh: Reuters.
Con người phá rừng lấy đất nông nghiệp. Hành động này làm tổn hại nghiêm trọng tới rừng mưa nhiệt đới Amazon, là phổi xanh của địa cầu. Ảnh chụp ngày 20/4/2013 gần thành phố Santarem, bang Para, Brazil. Ảnh: Reuters.
Từ trên không trung, chúng ta dễ dàng nhận thấy ranh giới mong manh giữa rừng già và đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp càng rộng lớn, rừng già càng bị xâm phạm nghiêm trọng. Ảnh: Reuters.
Máy nông nghiệp chạy bon bon trên khoảnh đất từng là một cánh rừng già. Ảnh: Reuters.
Trực thăng cảnh sát phát hiện một xưởng cưa bất hợp pháp giữa một cánh rừng già. Lâm tặc dựng xưởng cưa giữa rừng để thuận tiện khai thác gỗ lậu. Ảnh: Reuters.
Một khoảnh rừng bị đốt phá để lấy đất phục vụ nhu cầu của con người. Đây là hiện trạng một khoảnh rừng già ở Novo Progresso, bang Para hôm 23/9. Ảnh: Reuters.
Khói bốc lên từ một đám cháy rừng do con người tạo nên. Đây là cách nhanh chóng và hiện quả nhất để biến đất rừng thành đất phục vụ nông nghiệp. Ảnh: Reuters.
Cây rừng bị đốn hạ tràn lan. Lâm tặc ngang nhiên sử dụng cưa máy và các thiết bị cơ giới hạng nặng tới khai thác gỗ. Rừng quá rộng lớn khiến nỗ lực ngăn chặn của chính phủ Brazil không thực sự phát huy hiệu quả. Ảnh: Reuters.
Ngoài nạn phá rừng lấy gỗ và đất nông nghiệp, Amazon còn bị tàn phá nghiêm trọng vì khoáng sản. Vàng tặc thỏa sức phá rừng, đào đất để tìm kim loại quý. Ảnh: Reuters.
Khoảng rừng chưa bị phá nằm “thoi thóp” bên cạnh một mỏ vàng. Phía trước nó là khoảng đất trống mênh mông, từng phủ đầy cây xanh. Ảnh: Reuters.
Những vết thương không thể liền sẹo của rừng già Amazon. Ảnh: Reuters.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.