Nghệ An: "Nóng" cuộc chiến giữ rừng ở Quế Phong
(17:24:03 PM 06/12/2011)0,227m3 gỗ trái phép được thu giữ tại Hạt kiểm lâm
Từ trung tâm thị trấn Kim Sơn (huyện Quế Phong), phải mất hơn 2 giờ đồng hồ chúng tôi đi theo con đường dẫn vào khu vực Thủy điện Hủa Na thuộc địa bàn 2 xã Thông Thụ và Đồng Văn. Dọc hai bên đường là những cánh rừng phòng hộ hàng chục năm tuổi đã bị tàn phá nham nhở. Theo quan sát của chúng tôi, có rất nhiều lối đường mòn nhỏ mà lâm tặc dùng để vận chuyển gỗ ăn sâu vào rừng.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quế Phong, ông Nguyễn Trọng Lễ, cho biết, thời gian gần đây, lợi dụng việc công trình thủy điện Hủa Na được xây dựng, người dân đã cấu kết với bọn đầu nậu khai thác lâm sản để chuyển về xuôi. Nhiều trường hợp khi bị lực lượng chức năng phát hiện, chúng sẵn sàng chống trả, còn chuyện chửi bới, lăng mạ thì xảy ra "như cơm bữa".
Biên bản đề nghị Công an huyện xử lý về tội chống người thi hành công vụ
Để tuồn số gỗ trái phép này ra ngoài tiêu thụ, lâm tặc chuyển gỗ ra cạnh bờ sông
Cũng theo ông Lễ, lâm tặc có rất nhiều hình thức tinh vi để qua mặt lực lượng kiểm lâm như thay đổi màu xe, dùng biển số giả, áp xe kiểm lâm khi bị truy đuổi…. Tinh vi hơn nữa, để vận chuyển trót lọt, mỗi xe ô tô chở gỗ lậu đều có khoảng 1- 3 xe máy “vệ tinh” chạy phía trước và sau. Khi bị truy đuổi, chúng sẵn sàng chắn ngang mũi xe kiểm lâm không cho vượt lên hoặc đối đầu với chốt kiểm tra phía trước để dọn đường nên rất khó khăn khi truy bắt.
Gỗ lâm tặc phá bị đồn biên phòng bắt giữ
Không chỉ cản đường khi bị truy đuổi, các đầu nậu còn cử người theo dõi sát hoạt động của lực lượng kiểm lâm để dễ bề đối phó. Ông Lễ cho biết “Trước đây, lâm tặc thấy lực lượng kiểm lâm là bỏ chạy, nhưng một năm trở lại đây chúng ra mặt chống đối quyết liệt. Khi bị phát hiện, chúng sẵn sàng ném đá vào xe tuần tra, trong nhiều đợt truy quét, chúng còn hung hãn chống lại các cán bộ kiểm lâm.”
Điển hình như vụ việc xảy ra vào lúc 15 giờ 45 phút, ngày 15/8, khi lực lượng kiểm lâm gồm Hạt trưởng, Hạt phó, cùng các bộ phận chuyên môn vào Kiểm tra hoạt động của Đoàn công tác liên ngành bảo vệ rừng theo quyết định của UBND huyện hoạt động tại vùng giáp ranh Thanh Hóa ở xã Đồng Văn.
Khi đến địa phận thôn Na Chạng, xã Tiền Phong đoàn phát hiện một người điều khiển xe máy không mang biển kiểm soát, trên xe vận chuyển 2 tấm gỗ xẻ. Qua kiểm tra, cho thấy số gỗ trên là gỗ Vàng Tâm N4 có khối lượng 0,227m3, không có giấy tờ, không có dấu búa Kiểm lâm. Ngay lập tức, đoàn đã lập biên bản để đưa số gỗ trên về Hạt xử lý.
Gỗ được kéo bằng trâu
Khi đưa gỗ lên xe, đối tượng Trần Văn Cảnh, trú tại Ngã 3 Phú Phương xã Tiền Phong đã có hành vi xin xỏ, giằng co, gây rối. Năn nỉ không được, Cảnh đã vác đá, gạch ném vào ông Lê Hải Lý (Hạt phó), làm chân ông bị thương. Tiếp đó, Cảnh còn mạt sát, thách đố đòi đánh nhau với ông Lý. Lợi dụng khi cán bộ kiểm lâm bốc gỗ lên xe, chúng đã cướp xe máy bỏ chạy.
Chưa dừng lại ở đó, đến 17 giờ cùng ngày, nhóm thanh niên gồm 5-6 người, trong đó có em trai của Trần Văn Cảnh là Trần Văn Thanh bất ngờ dừng xe trước công Trạm Kiểm lâm địa bàn trung tâm (đặt tại thôn Thịnh Phong, xã Tiền Phong), lao vào tấn công dùng chân đạp ông Hoàng Đệ Huynh (Kiểm lâm viên) ngã ra giường. Lúc này còn có ông Trần Cao Tùng (Trạm trưởng), cũng đang làm việc tại đây kịp thời can ngăn nên Thanh bỏ đi ra ngoài. Vụ việc đang được Hạt Kiểm lâm Quế Phong chuyển Công an huyện đề nghị xử lý nhằm làm gương, tránh tình trạng trên tiếp tục xảy ra.
Trao đổi vấn đề này, ông Lữ Đình Thi - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cũng thừa nhận, công tác bảo vệ rừng trên địa bàn hiện còn gặp rất nhiều khó khăn do đó tình trạng phá rừng vẫn diễn ra nhiều năm qua. Trong đó, các đối tượng vi phạm chủ yếu là dân nghèo, người dân tộc thiểu số không có việc làm, không được học hành, được các đầu nậu lợi dụng bằng nhiều hình thức rất tinh vi nên rất khó xử lý.
Rừng bị chặt phá
Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn còn mỏng, cơ chế cho kiểm lâm trong công tác còn hạn chế trong khi “lâm tặc” rất hung hãn, có tổ chức, sẵn sàng chống lại lực lượng kiểm lâm khi bị phát hiện…Thời gian tới, sau khi UBND huyện thành lập 2 đoàn công tác tuần tra, truy quyét bảo vệ rừng, kiểm tra lâm sản, huyện sẽ tập trung triệt phá để sớm ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển và buôn bán gỗ lậu, chú trọng công tác bảo vệ rừng.
Theo số liệu của Hạt Kiểm lâm huyện Quế Phong, chỉ tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn đã phát hiện 59 trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (trong đó mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản 24 vụ, khai thác, chế biến gỗ 11 vụ, các vi phạm khác 24 vụ), thu giữ 126, 26m3 lâm sản các loại, chủ yếu là gỗ xẻ, trong đó riêng tháng 8 đã có tới 20 vụ vi phạm, tịch thu 29, 38m3 gỗ. Diện tích rừng bị thiệt hại chủ yếu ở diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Đặc biệt tập trung ở khu vực xã Hạnh Dịch và xã Đồng Văn, vùng thủy điện Hủa Na, đây là những “điểm nóng”, lâm tặc hoạt động bất kể ngày đêm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.