Kiến nghị Thủ Tướng xem xét về dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
(23:51:13 PM 09/11/2011)Theo Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai, việc triển khai 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có một số tác động tích cực nhất định, như góp phần tăng nguồn điện cho quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, xét về toàn diện, thủy điện Đồng Nai 6 và 6A khi được triển khai sẽ có tác động tiêu cực rất lớn, thiệt hại chưa thể lường hết được.
Dự án không chỉ làm mất diện tích đất rừng hơn 370 ha của Vườn Quốc gia Cát Tiên, mà còn phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên, kéo theo nhiều chủng, loài động vật quý hiếm sẽ biến mất, ảnh hưởng đến việc UNESCO xem xét và công nhận là khu dự trữ thiên nhiên thế giới.
Các nhà khoa học đang khảo sát tại khu vực dự kiến xây dựng thủy điện 6 và 6A nằm trong Vườn quốc gia Cát Tiên |
Đáng lo ngại là việc xây dựng thủy điện sẽ làm thay đổi chế độ thủy văn và chất lượng nước của sông Đồng Nai; gây ngập úng vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô ở vùng hạ lưu; tác động đến sinh kế của người dân và sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản...
Do đó, đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan chưa nên quyết định đầu tư dự án và cần chỉ đạo đánh giá lại toàn diện, để làm cơ sở cân nhắc, xem xét, quyết định việc đầu tư dự án.
Ngoài ra, do hệ thống sông Đồng Nai đang có quá nhiều dự án thủy điện, thủy lợi nhưng chưa có quy hoạch, bảo vệ và khai thác sử dụng tài nguyên nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai cũng đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan triển khai lập quy hoạch lưu vực hệ thống sông Đồng Nai theo quy định của pháp luật tài nguyên nước, làm cơ sở để xem xét, quyết định đầu tư các dự án một cách hợp lý và bền vững.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.