Điện Biên xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước
(08:57:17 AM 31/07/2014)Dự hội nghị có đại diện Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam; các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Lâm Đồng, Đắc Nông; Các chuyên gia JICA và đại diện Công ty lâm nghiệp Sumitomo, Công ty Askul, Hiệp hội Hỗ trợ môi trường bền vững Yanmar Nhật Bản.
Ảnh TL- tinmoitruong.com.vn
Kế hoạch hành động REDD là tên gọi tắt của Kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng”, do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ các tỉnh miền núi Việt Nam thực hiện thông qua Dự án hợp tác Quản lý rừng bền vững vùng đầu nguồn Tây Bắc (SUSFORM- NOW). Thực hiện quyết định số 799 ngày 27/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Điện Biên với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế JICA đã xây dựng xong Kế hoạch hành động REDD cấp tỉnh (PRAP) cho tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013- 2020 và được UBND tỉnh Điện Biên ra Quyết định phê duyệt ngày 26/5/2014. Đây là bản Kế hoạch hành động REDD cấp tỉnh đầu tiên của cả nước được hoàn thành và bắt đầu khởi động.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình triển khai xây dựng Kế hoạch hành động REDD cấp tỉnh với các tỉnh miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên; Tuyên truyền nội dung của bản Kế hoạch hành động REDD với các các cơ quan liên quan; Xác định vai trò, trách nhiệm của từng bên liên quan; Bàn bạc cách thức tổ chức trong quá trình thực hiện bản Kế hoạch hành động này. Đại diện các Công ty Nhật Bản cũng đã tham gia thảo luận nhằm truyền đạt kinh nghiệm, tư vấn các giải pháp thực hiện Chương trình hành động REDD trong thời gian tới.
Cùng ngày, tỉnh Điện Biên cũng đã khởi động Hệ thống theo dõi diễn biến rừng cấp tỉnh. Đây là một trong những nội dung quan trọng nằm trong Kế hoạch hành động REDD tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013- 2020.
Kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” tỉnh Điện Biên đã đặt ra các mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2011- 2015 là: Tăng ròng cacbon hàng năm đạt 40.641 tấn CO2/năm; Nâng độ che phủ của rừng lên 45%; Thiết lập được 6.555 ha rừng thuộc 2 xã thực hiện thí điểm là Mường Phăng và Mường Mươn đủ điều kiện thực hiện REED ; Bảo tồn các loại động, thực vật hiện có, ngăn chặn đà suy giảm đa dạng sinh học đối với 2 xã thí điểm REDD .
Mục tiêu của Kế hoạch hành động này đặt ra cho giai đoạn 2016- 2020 là lượng Các bon tăng ròng hàng năm đạt 376.650 tấn CO2/năm; Nâng độ che phủ của rừng lên 50% vào năm 2020; Thiết lập được 264 ngàn ha rừng đủ điều kiện tham gia thực hiện REDD ; Tiếp tục bảo tồn các loài động thực vật, ngăn chặn đà suy giảm đa dạng sinh học trên địa bàn toàn tỉnh.
Kế hoạch hành động REDD được xây dựng trong bối cảnh rừng tự nhiên và đa dạng sinh học tại Việt Nam vẫn đang tiếp tục bị suy thoái. Riêng tại tỉnh Điện Biên, canh tác nương rẫy đã trở thành nguyên nhân chính dẫn đến mất rừng, suy thoái rừng, vốn đã chịu tác động của quá trình tăng dân số và độ phì nhiêu của đất giảm. Với mong muốn quản lý rừng tốt hơn và đáp ứng mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực lâm nghiệp, Chính phủ đã đưa ra Chương trình hành động REDD Quốc gia vào năm 2012. Điện Biên vinh dự là tỉnh đầu tiên xây dựng Kế hoạch hành dộng REDD cấp tỉnh theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 799.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.