Cà Mau chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô
(14:40:55 PM 21/11/2018)(Tin Môi Trường) - Tỉnh Cà Mau hiện có hơn 43.500 ha rừng tràm, chưa kể hàng trăm ha rừng ở cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc. Số diện tích rừng này thường có nguy cơ cháy xảy ra trong mùa khô (khoảng từ đầu tháng 11 năm trước đến hết tháng 5 năm sau).
>> Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi >> Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực >> 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ >> Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng >> Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
Ảnh: IE
Từ thực tế trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ, UBND các huyện U Minh và Trần Văn Thời chủ động triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2018 - 2019. Đặc biệt, bảo vệ nghiêm ngặt hơn 8.500 ha rừng tràm ở Vườn quốc gia U Minh Hạ.
Theo đó, Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau chủ trì, phối hợp với Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ, UBND huyện U Minh, Trần Văn Thời và các sở, ngành, địa phương, đơn vị chức năng tiếp tục quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả văn bản của Chính phủ, Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng thời gian tới.
Cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông thực hiện tốt hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Cùng với đó, các đơn vị, chủ rừng tăng cường kiểm tra, rà soát phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô, đặc biệt là thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ nhằm chủ động kiểm soát chặt chẽ tình hình, kịp thời khống chế nhanh nhất trường hợp cháy rừng xảy ra, kiên quyết không để xảy ra vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng tài nguyên rừng.
Cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Bên cạnh đó, thực hiện đợt kiểm tra, giám sát và đôn đốc công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong các thời kỳ cao điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.
Tỉnh tăng cường đầu tư thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy chuyên dụng đảm bảo tối thiểu cho hoạt động phòng chống cháy rừng trong mùa khô; bố trí lực lượng canh phòng ở những khu rừng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao; sẵn sàng phối hợp với các lực lượng ứng phó, xử lý tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và khi có xảy ra cháy rừng.
Ban chỉ đạo các cấp trong tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ với các xã, chủ rừng theo phương án đã được duyệt; phát huy vai trò trách nhiệm của chủ rừng trong công tác tuần tra, kiểm tra rừng, phát hiện, ngăn chặn xử lý, báo cáo kịp thời nguy cơ, hành vi vi phạm. Trong đó, các đơn vị, chủ rừng quản lý chặt chẽ việc người dân đốt nương làm rẫy hoặc việc sử dụng lửa của du khách khi đến tham quan tại khu rừng danh lam thắng cảnh, khu du lịch, khu lễ hội ở gần rừng.
Cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, nhờ chủ động các biện pháp phòng chống cháy rừng nên kết thúc mùa khô năm 2016-2017, toàn tỉnh không xảy cháy rừng.
Kim Há
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.