Buông lỏng quản lý, rừng đầu nguồn sông Đồng Nai
(09:01:39 AM 19/05/2012)Ành minh họa
Lâm trường La Ngà, đơn vị 100% vốn Nhà nước được giao quản lý, chăm sóc phục hồi rừng và sản xuất kinh doanh cây giống trên diện tích hơn 23.000ha đất lâm nghiệp, trong đó có hơn 19.000ha đất rừng đầu nguồn sông Đồng Nai. Đến năm 2008 đơn vị này được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp La Ngà – Vinafor La Ngà, thuộc Tổng Công ty Vnafor Việt Nam . Tuy nhiên do công tác quản lý lỏng lẻo của Vinafor La Ngà, nên diện tích đất rừng đang bị xâm hại nghiêm trọng. Nhiều loài gỗ quý bị triệt hạ, nhiều diện tích đất rừng giao sai mục đích, khiến vùng rừng đầu nguồn bị nhiều đối tượng lấn chiếm, khai thác trái quy định, trong đó có loài gỗ tếch được coi là nguồn gỗ quý được Nhà nước quan tâm bảo vệ.
Có mặt tại vùng rừng đầu nguồn sông Đồng Nai do Vinafor La Ngà quản lý nằm trên địa bàn xã Ngọc Định, huyện Định Quán là vùng trồng gỗ tếch có độ tuổi trên 20 năm với đường kính thân cây khoảng 20 – 30cm, phóng viên chứng kiến tại cánh rừng gỗ tếch này đã xuất hiện nhiều vườn cây như mít, xoài, quýt do người dân trồng... Bên cạnh những vườn cây ăn trái trên là những gốc gỗ tếch đã bị đốn hạ, có những gốc có đường kính khoảng 40cm. Nhiều nơi vẫn còn dấu vết của việc chặt và đốt gỗ để thay thế vào đó là những bãi đất trồng ngô.
Trước việc cây gỗ tếch liên tục bị chết khô, tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo cơ quan điều tra vào cuộc để xác định nguyên nhân dẫn đến cây gỗ quý này bị chết. Qua điều tra đã xác định việc tếch bị chết là do nhiều người dân đã vào rừng dùng rìu, rựa băm vào gốc cây sau đó sử dụng loại thuốc D4 cực độc để đổ vào. Việc làm này sẽ khiến cây gỗ tếch khô lá và chết dần. Sau khi cây tếch chết, những khu vực rừng này sẽ xuất hiện các khoảng trống và sau đó các vườn quýt, xoài và mít sẽ mọc lên.
Tiếp xúc với phóng viên, ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Công ty Vinafor La Ngà nói: Năm 2011 Vinafor La Ngà được phê duyệt hồ sơ thiết kế 1.339 ha trên 3 lâm trường. Trong quá trình thực hiện Công ty đã ký hợp đồng bán cây đứng với một số hộ dân. Những hợp đồng này đều có giao nhận, có quyết định mở cửa rừng và có hợp đồng cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do trong tháng 11/2011có mưa nhiều, đi lại khó khăn, nên thời điểm đó lực lượng bảo vệ rừng cũng không kiểm tra thường xuyên dẫn đến có một số điểm khai thác ngoài khu vực. Theo tìm hiểu, diện tích khai thác rừng ngoài khu vực là khoảng 2,3ha, trong đó diện tích lâm trường 1 là 1,7ha, lâm trường 2 khoảng 0,49ha, lâm trường 3 là 0,103ha. Số cây vi phạm là khoảng 6.500 cây gồm mun và lồ ô.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến 2011, Vinafor La Ngà đã ký 109 hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp cho tư nhân với diện tích 196 ha nằm trong diện tích rừng sản xuất, rừng tech tại Lâm trường 3, 4 không đúng quy định. Diện tích này Vinafor La Ngà thanh lý rừng sản xuất theo quy định để trình lên cấp trên phê duyệt trước khi ký hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp làm vườn rừng cho các hộ dân. Trong đó, đã có hơn 103 ha rừng tếch bị xâm hại nghiêm trọng để các hộ dân này trồng xoài, quýt và điều trái quy định.
Giải thích việc giao khoán đất rừng này, ông Nguyễn Thành Công cho rằng, do một số diện tích đất rừng trồng gỗ tếch bị thưa và dễ bị cháy vào mùa khô nên năm 2011 Công ty đã có ý kiến khoán cho cán bộ, nhân viên nhằm mục đích giữ rừng và hạn chế cháy rừng. Còn những khu vực có khoảng trống, thì họ đã trồng bổ sung cây keo vào để giữ rừng. Tuy nhiên việc làm trái quy định trên của Vinafor La Ngà đã bị phát hiện và hiện Vinafor Việt Nam yêu cầu thu hồi lại những diện tích giao đất rừng sai mục đích trên. Được biết việc giao đất rừng trái quy định trên, có 8 hợp đồng giao đất Vinafor La Ngà đã giao cho cán bộ lâm nghiệp, cán bộ Công ty và một số hợp đồng được giao cho một số cán bộ ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai nhưng do vợ đứng tên.
Giám đốc Vinafor La Ngà lý giải việc gỗ tếch bị người dân đốn hạ là do áp lực trong việc bảo vệ rừng. “Khu vực rừng thuộc Vinafor La Ngà quản lý có khoảng 26.000 nhân khẩu sinh sống, trong quá trình bảo vệ rừng, anh em cũng phát hiện những trường hợp lợi dụng lúc trời mưa để chặt phá một số cây gỗ. Tuy nhiên sau khi phát hiện, lực lượng bảo vệ rừng đã thu hồi lại gỗ”. Điều đáng nói, khi phát hiện gỗ tếch bị khai thác trái phép và được giao lại cho Vinafor La Ngà bảo quản, thì đơn vị này không biết vô tình hay cố ý lại để “bốc hơi” 26m3 gỗ tếch ngay tại kho của Công ty này.
Theo cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Định Quán cho biết, số gỗ tếch khoảng 26m3 bị "bốc hơi" tại Vinafor La Ngà là do thiếu tinh thần trách nhiệm, không lập lý lịch gỗ và giao trách nhiệm quản lý. Từ việc buông lỏng quản lý của Vinafor La Ngà mà số gỗ tếch trên đã bị một số đối tượng lợi dụng đưa đi bán thu lợi bất chính.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực các xã Ngọc Định và một số xã lân cận khu vực rừng gỗ tếch của Vinafor La Ngà có nhiều xưởng cưa, xưởng mộc chuyên sản xuất, đóng các loại tủ, bàn ghế bằng gỗ tếch. Đây là loại gỗ quý thuộc nhóm III, do đó các sản phẩm làm từ gỗ này cũng được bán với giá rất cao.
Tại một số khu vực rừng, đặc biệt những cánh rừng gỗ tếch, đã có nhiều nơi được đóng các trụ bê tông với hàng rào kẽm gai nhằm đánh dấu “lãnh địa”. Một số nơi còn bị người dân vào rừng đào ao trái phép. Nhiều người dân cho biết, rừng ở đây đang dần bị xoá sổ, những cây gỗ quý đang mất dần để nhường chỗ cho đất vườn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.