Biển “nuốt” rừng phòng hộ Tiền Giang
(10:29:58 AM 08/03/2014)Ảnh IE
Tuy nhiên, gần đây, hiện tượng thiên nhiên hết sức cực đoan là biển đang xâm thực mạnh và “nuốt” dần rừng phòng hộ, đe dọa an toàn đê, khiến môi trường và cảnh quan thay đổi, gây lo ngại sâu sắc đến cuộc sống của người dân dọc duyên hải Gò Công.
Xâm thực và tốc độ mất rừng phòng hộ trên toàn tuyến mỗi năm thêm gay gắt đặc biệt là trong mùa khô 2014. Thời điểm mùa khô 2014, ở ven biển Gò Công cũng trùng với mùa gió chướng thổi mạnh nên tốc độ xâm thực của biển, của sóng gió hết sức mãnh liệt khiến chiều dày đai rừng ngoài đê đã mỏng ngày càng càng mỏng hơn. Nhiều nơi không thể chống chọi được với sóng biển và gió biển thổi mạnh, rừng phòng hộ đã bị biển “nuốt” trọn.
Theo ông Lê Đức Phong, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều và rừng phòng hộ (Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão) tỉnh Tiền Giang, chỉ trong bốn tháng mùa khô 2013 – 2014 (tháng 11/2013 đến 2/2014), trên toàn tuyến bờ biển Gò Công đã xuất hiện thêm nhiều điểm xâm thực mạnh khiến rừng không còn hoặc còn nhưng chỉ có chiều dày đai rừng vài chục mét trở lại, không còn khả năng bảo vệ đê biển và sẽ nhanh chóng bị tàn phá, biến mất trong một thời gian ngắn nữa. Các điểm rừng phòng hộ bị mất tập trung trên địa bàn xã Tân Điền (Gò Công Đông) với hàng chục điểm, tốc độ mất rừng trong bốn tháng qua, nơi nhiều nhất là 10 m và nơi ít nhất cũng mất 4 - 5 m chiều dày đai rừng; trong đó, có đoạn dài gần 100 m chỉ trong 4 tháng qua, đã bị mất hoàn toàn chiều dày 10 m đai rừng phòng hộ còn lại.
Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang cho biết, trước tình hình rừng phòng hộ ven biển Gò Công bị biển xâm thực, tấn công mạnh, Tiền Giang đã triển khai các công tác khẩn cấp trước mắt như: tuyên truyền về công tác trồng rừng và bảo vệ rừng; tăng cường tuần tra kiểm soát và xử lý những hành vi xâm hại rừng, xâm hại đê biển; đầu tư kinh phí kè mái đê bằng giải pháp “bê tông tự chèn” của Tiến sĩ Phan Đức Tác đưa ra.
Tính đến thời điểm hiện nay, Tiền Giang đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng kè mái đê biển theo phương pháp “bê tông tự chèn” để bảo vệ đoạn đê xung yếu dài trên 3.500 m thuộc xã Tân Điền đã bị mất trắng đai rừng phòng hộ. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đầu tư kè mái đê bằng giải pháp trên thêm 2.000 m ở đoạn rừng bị xâm thực mạnh mẽ đe dọa tiếp tục bị mất trắng kể trên. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp tạm thời. Trong tương lai, cần có những giải pháp căn cơ hơn để đối phó với tình trạng biển “nuốt” dần rừng phòng hộ, khôi phục rừng, trồng rừng gắn với chiến lược tổng thể phòng chống biến đổi khí hậu không chỉ cho riêng Tiền Giang mà cả vùng ven biển Nam bộ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.