»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:53:17 AM (GMT+7)

Thực hiện chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững

(00:21:44 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp năm 2009 (Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn) cho biết chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững là một trong ba chương trình phát triển của chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, với mục tiêu quản lý, phát triển và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả.

>> Thí điểm dịch vụ chi trả dịch vụ môi trường – thu 77 tỷ đồng

 

Mục tiêu chính của quản lý rừng bền vững (QLRBV) là nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả quản lý của chủ rừng đối với từng khu rừng cụ thể, sử dụng tối đa các lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường và lợi ích xã hội của rừng nhưng ổn định và bền vững lâu dài.

 

 

Ảnh: Kiều Oanh/VFEJ

 

Trong chiến lược lâm nghiệp quốc gia 2006-2020, chương trình QLRBV được phân thành hai giai đoạn 2006-2010 và 2011-2020 với mục tiêu quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất có rừng với 30% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững vào năm 2020.

 

Chiến lược cũng xác định từng bước đi cho tới kết quả đạt chứng chỉ cho các đơn vị quản lý rừng sản xuất theo một lộ trình xác định trong từng kế hoạch năm năm. Đây là chương trình rất cơ bản để đưa quản lý lâm nghiệp Việt Nam vào ổn định, hiệu quả, không những đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho chủ rừng mà còn đảm bảo ổn định diện tích, chất lượng rừng cùng các lợi ích môi trường, xã hội cho cộng đồng và quốc gia trong quá tình hội nhập quốc tế.

 

Trong năm 2009, ngành đã xây dựng thí điểm bốn mô hình quản lý rừng bền vững tại Kon Tum, Đắc Lắc, và Đắc Nông. Đồng thời đang hướng dẫn năm đơn vị mới lập kế hoạch quản lý rừng bền vững để phấn đấu đạt đủ 9/9 mô hình quản lý rừng bền vững vào năm 2010 theo như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Dự thảo bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt Nam đã trình Hội đồng Chứng chỉ Rừng Quốc tế (FSC) cho ý kiến và hy vọng sẽ được FSC thẩm định vào năm 2010; Tổ chức một lớp đào tạo về chứng chỉ rừng cho 20 cán bộ Việt Nam thành chứng chỉ viên do trường đào tạo FSC Thụy Điển giảng dạy;  Nâng cao năng lực cho các chủ rừng. Trong những năm gần đây, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và GTZ trên cơ sở hợp tác với tổ chức SmartWood, Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng với sự hỗ trợ của quĩ NFP đã xúc tiến thực thi một loạt hoạt động tạo thành phong trào, nâng cao nhận thức và năng lực cho các chủ rừng về lĩnh vực chứng chỉ rừng.

 

Tuy nhiên, quá trình quản lý rừng bền vững hướng tới việc cấp chứng chỉ rừng Việt Nam cũng bộc lộ rất nhiều tồn tại và nhiều khả năng không đạt được mục tiêu đề ra vào năm 2010 do chưa có hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý rừng bền vững, chưa có số liệu kiểm kê rừng đáng tin cậy và chưa có nguồn kinh phí xây dựng kế hoạch quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng.

 

Ngoài ra, quá trình giao đất giao rừng còn chậm, diện tích rừng trồng nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng rừng trồng không đồng đều, rừng tự nhiên thì có số loài nhiều nhưng trữ lượng từng loài lại thấp dẫn đến chi phí cho cấp chứng chỉ cao, không hấp dẫn các chủ rừng.

 

Bên cạnh đó, nhận thức của chủ rừng còn thấp, chưa coi chứng chỉ rừng là phương thức để tiếp cận với thị trường.

 

Trong những năm tiếp theo, để khắc phục những tồn tại trên, Bộ NN&PTNT sẽ tiến hành nhiều phương thức tiếp cận về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng chủ rừng và phong tục tập quán cũng như đặc điểm về tự nhiên, kinh tế và xã hội của từng địa bàn.

 

Cụ thể, Bộ sẽ xây dựng lộ trình chứng chỉ rừng tập trung ưu tiên vào chứng chỉ cho rừng trồng thương mại; Xây dựng chiến lược thu hút nguồn lực cho quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, đặc biệt là thu hút sự tham gia đóng góp của các tổ chức trong và ngoài nước, của các ngành được hưởng lợi từ rừng để hỗ trợ cho chủ rừng, nhất là vào thời điểm đầu tư ban đầu. Cần có chính sách khuyến khích chủ rừng vay vốn ưu đãi để xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng bền vững; Phát động, tuyên truyền cho các chủ rừng về việc lập kế hoạch quản lý rừng bền vững để họ chủ động lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn được FSC công nhận; Sửa đổi một số chính sách cho phù hợp với qui định về quốc tế ví dụ như trồng rừng sản xuất thì vẫn phải chú trọng đến bảo tồn đa dạng sinh học và giá trị cảnh quan văn hóa; kế hoạch quản lý rừng phải dựa trên đo đạc kiểm kê về tài nguyên rừng của chính đơn vị; cho phép chủ rừng thực hiện kế hoạch quản lý rừng bền vững đã được phê duyệt (bao gồm cả vấn đề khai thác).

 

VFEJ trích đăng "Báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp năm 2009" (Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn)

Phạm Mạnh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thực hiện chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI