Rừng ngập mặn bảo vệ cư dân ven biển
(00:21:32 AM 18/06/2011)
Một góc rừng ngập mặn
Thái Thụy là địa phương đầu tiên của tỉnh Thái Bình triển khai thực hiện dự án trồng rừng phòng ngừa thảm họa thiên tai.
Những ngày đầu khi mới triển khai, năm xã ven biển gồm Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thụy Trường (huyện Thái Thụy) gặp không ít khó khăn, trở ngại từ nhận thức của người dân đến công tác chỉ đạo, triển khai, tuyên truyền, vận động trồng và bảo vệ rừng. Nhưng với quyết tâm cao, những khó khăn đã dần được tháo gỡ.
Đến nay, Thái Thụy đã có 4.564 ha rừng với độ rộng 800 đến 1.300 mét. Độ cao cây trung bình từ 2,5 đến 3 mét. Các loài cây: sú vẹt, đước, trang...mọc ken dày và có tầng tán cao đã có tác dụng to lớn trong việc giảm mạnh cường độ của sóng, bảo vệ đê trước những cơn bão lớn.
Ông Hoàng Xuân Hải, Phó chủ tịch UBND xã Thái Đô, cho biết “Rừng ngập mặn ở xã Thái Đô được trồng từ năm 1994. Lúc đầu trồng cũng gặp nhiều khó khăn. Nhân dân chưa hiểu hết giá trị kinh tế của rừng ngập mặn. Thêm nữa, đời sống kinh tế của người dân lúc bấy giờ cũng rất khó khăn nên họ tham gia trồng rừng ít, ý thức và trách nhiệm bảo vệ rừng còn hạn chế. Tuy nhiên, khi tán rừng trồng từ những năm 1994 - 1996 có hiệu quả, đảm bảo đời sống thiết thực, tạo nguồn lợi cho dân thì người dân rất quan tâm đến rừng”.
Từ khi có rừng ngập mặn, môi trường sinh thái vùng ven biển đã được cải thiện. Các loài thủy hải sản cũng phong phú hơn, toàn bộ diện tích từ bãi ngoài, bãi triều được người dân sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản. Vì thế, đời sống người dân xã Thái Đô và những xã lân cận cũng có nhiều đổi thay.
Rừng ngập mặn không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển, đồng thời là nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển.
Đặc biệt hệ thống rừng ngập mặn phòng hộ ven biển tỉnh Thái Bình còn được ví như bức tường xanh vững chắc bảo vệ cho toàn bộ tuyến đê trực diện với biển, bảo vệ an toàn cho cuộc sống của cộng đồng dân cư ven biển.
Qua thực tế những năm có lũ bão, triều cường, toàn bộ hệ thống đê biển và đê đầm thủy sản của Thái Bình có rừng che chắn phía ngoài đều được bảo vệ an toàn, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho việc tu bổ, sửa chữa đê, kè cống hàng năm.
Có thể thấy những lợi ích, hiệu quả mà rừng ngập mặn mang lại. Song trước những diễn biến phức tạp, khó lường của thiên tai, nhiệt độ trái đất đang ấm dần lên, mực nước biển dâng lên ngày càng cao..., vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để bảo vệ rừng đã có và tiếp tục mở rộng diện tích trồng rừng mới vẫn đang là bài toán khó không chỉ riêng đối với Thái Thụy mà cả ở các địa phương ven biển khác của Thái Bình cho dù ý thức bảo vệ rừng của người dân đã được nâng cao. Nhưng, vì lợi ích kinh tế, vì kế sinh nhai, rừng vẫn có thể bị chặt phá nếu không được trông coi, giám sát chặt chẽ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
- Dấu hiệu El Nino ở Thái Bình Dương, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng kỷ lục
- Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
- Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
- Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
- 4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
- Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
- Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.