»

Thứ năm, 21/11/2024, 12:12:41 PM (GMT+7)

Phục hồi rừng ngập mặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(00:21:05 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Ban tổ chức cho biết một hội thảo dự kiến diễn ra vào cuối tháng 11 ở TP Hồ Chí Minh nhằm thúc đẩy tiến trình phục hồi và tăng cường quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn và tăng cường khả năng thích ứng bền vững với hệ quả của biến đổi khí hậu.

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Ban Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn (MERD) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES), Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) và 10 năm thành lập Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ (CGMFPB), MERD và CGMFPB phối hợp tổ chức hội thảo quốc gia “Phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, dự kiến trong 3 ngày, từ 26 đến 28/11/2010, tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Mục tiêu của hội thảo là đánh giá kết quả phục hồi, quản lý rừng ngập mặn (RNM) và giới thiệu các kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến hệ sinh thái RNM trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phục hồi, quản lý, nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong công tác bảo vệ RNM.

 

Hội thảo nhằm đánh giá vai trò của RNM trong phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu (sóng thần, bão lụt, triều cường, nước biển dâng... );  Hiện trạng phục hồi, quản lý hệ sinh thái RNM và phương hướng quản lý sắp tới;  Các kết quả nghiên cứu đa dạng sinh học và các biện pháp phát triển tài nguyên; Tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ hệ sinh thái RNM.

 

Ban tổ chức hội thảo trân trọng kính mời các địa phương đã có dự án phục hồi hoặc quản lý có hiệu quả RNM, các cơ quan, các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu những vấn đề liên quan đến mục tiêu và nội dung trên đây đóng góp báo cáo và tham dự hội thảo.

 

Biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21.

 

 

Là một hệ sinh thái quan trọng ở ven biển, RNM Việt Nam đã và đang đóng góp hiệu quả vào nền kinh tế, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Ngoài ý nghĩa to lớn về năng suất sinh học, hệ sinh thái RNM đã được chứng minh như một hệ thống ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu bởi tác dụng to lớn của chúng trong việc ổn định bờ biển, lọc nước, mở rộng bãi bồi, là “bức tường xanh” chắn sóng, bão, nước triều dâng và các thảm họa thiên nhiên khác và khả năng tích lũy cacbon...

Sau một thời gian dài đối mặt với sự suy thoái nghiêm trọng, gần đây, nhiều diện tích RNM ở nhiều địa phương trong cả nước đã được phục hồi và phát triển, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội của người dân ven biển.

Tuy nhiên, sự hiểu biết về giá trị to lớn và nhiều mặt của hệ sinh thái RNM đối với cộng đồng còn rất hạn chế, ý thức bảo vệ và phát triển RNM chưa đồng đều. Ở một số địa phương vẫn còn tình trạng phá RNM lấn đất để nuôi tôm, xây dựng khu dân cư…

Mai Anh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phục hồi rừng ngập mặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI