»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:57:42 AM (GMT+7)

Nghiên cứu so sánh toàn cầu về REDD tại Lâm Đồng

(00:21:22 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Vì tính cấp bách của biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng như các quốc gia khác không có tới hàng thập kỷ để nghiên cứu và xuất bản tài liệu trước khi triển khai các chương trình thử nghiệm về giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển (REDD), một chuyên gia của Trung tâm Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) cho biết.

 

Thôn 1, xã Tiên Hoàng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng


Theo ông Markus Kaiser, Quản lý Dự án Chương trình Rừng&Ứng phó với Biến đổi Khí hậu của CIFOR, những quốc gia trong khu vực nhiệt đới đang bắt đầu xây dựng chính sách và dự án giảm khí thải từ các nỗ lực giảm suy thoái và mất rừng.

 

Các bên tham gia công tác này từ cơ quan đề xuất dự án, chính phủ các nước, nhà tài trợ và cơ quan Liên Hiệp quốc cần phải biết chính sách nào đang triển khai có hiệu quả.

 

“Tuy nhiên, vì tính cấp bách của BĐKH, chúng ta không có tới hàng thập kỷ để nghiên cứu và xuất bản tài liệu trước khi triển khai các chương trình thử nghiệm. CIFOR nghiên cứu các chính sách về REDD, thử nghiệm, triển khai, và chia sẻ các bài học ở cấp quốc gia và toàn cầu. Mục tiêu là tạo ra các kiến thức và các công cụ thực tiễn trợ giúp các nỗ lực giảm khí phát thải một các có hiệu quả và công bằng nhất. Đồng thời tạo ra các lợi ích khác như giảm nghèo và bảo tồn đa dạng sinh học.”, ông Kaiser nhấn mạnh.

 

Theo đó, trong bốn năm từ 2009-2012, các đoàn thực địa sẽ triển khai tại ít nhất 9 nước tại Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi, Châu Á. Năm đầu tiên, sẽ triển khai tại sáu nước, Bolivia, Brazil, Cameroon, Tanzania, Indonesia, và Việt Nam.

 

 

Những nếp nhà tạm dưới chân rừng quốc gia

 

Từ cuối tháng Sáu tới đầu tháng Bảy, nhóm nghiên cứu gồm 10 thành viên đã tới khảo sát 240 hộ dân tại hai xã Tiên Hoàng (xã có dự án REDD) và Gia Viễn, Huyện Cát Tiên, Lâm Đồng. Kết quả sơ lược đoàn nghiên cứu thu được, cả hai xã Gia Viễn và Tiên Hoàng, hầu hết dân tại đây chưa hề nghe đến REDD và các dự án.

 

Nằm trong hợp phần 2 các dự án REDD tại thực địa của nghiên cứu, hoạt động chính của đoàn thực địa tại Lâm Đồng là thu thập số liệu trước và sau khi có dự án nhằm chỉ ra sự thay đổi trong trữ lượng carbon, lợi ích cho con người cũng như các kết quả khác.

 

Nếu có thể, nghiên cứu sẽ so sánh giữa các khu vực trong dự án REDD và các khu vực tương tự nhưng không có dự án. Nghiên cứu không chỉ đánh giá tính ảnh hưởng của kết quả cuối cùng của dự án REDD mà còn cả quá trình triển khai REDD.

 

Bà Huỳnh Thu Ba, Trường Đại học Melbourne, Australia, Điều phối Chương trình Nghiên cứu tại Việt Nam, cho biết, sản phẩm chính của nghiên cứu trong năm đầu tiên sẽ là một cuốn sổ tay hướng dẫn các cán bộ học hỏi về REDD.

 

Cuốn sổ tay này sẽ là một công cụ quý báu trợ giúp cho các cán bộ đo đạc được tiến trình triển khai và kết quả, đồng thời có thể điều chỉnh lại quá trình triển khai REDD.

 

Hợp phần 2 sẽ triển khai nghiên cứ so sánh tại 20 tới 30 dự án REDD tại thực địa ở sáu nước nêu trên.

 

 

Tràm – Một trong những loại cây mang lại lợi ích kinh tế cao

 

Kiến thức có được từ hợp phần này sẽ trợ giúp các cán bộ dự án REDD thế hệ đầu cải thiện công việc của mình nhằm triển khai được mục tiêu và đề xuất các hướng dẫn thiết kế dự án và hoạt động REDD cho thế hệ sau thời kỳ hậu 2012. Đồng thời cũng tạo cơ sở để đánh giá tính thành công của chính sách và các hoạt động REDD tại hợp phần 1 – Chính sách Quốc gia về REDD.

 

Chương trình Nghiên cứu So sánh Toàn cầu về REDD sẽ hoạt động theo phương thức ở ba cấp, địa phương, quốc gia và toàn cầu nhằm gây ảnh hưởng tới việc thiết kế và triển khai REDD.

Ở cấp địa phương là các hoạt động của dự án. Cấp quốc gia là xây dựng các chiến lược và chính sách bao gồm các kịch bản cho mức phát thải cơ sở. Mục tiêu ở cấp độ toàn cầu là thiết kế REDD trong các hiệp định bảo vệ khí hậu trong thời kỳ hậu 2012, khi Nghị định Thư Kyoto hết thời hạn.

Kiều Oanh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghiên cứu so sánh toàn cầu về REDD tại Lâm Đồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI