Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Vì sao thương lái Trung Quốc dễ "dụ" nông dân Việt?
(13:43:56 PM 03/11/2013)
Rồi gần đây, cũng cánh thương lái ấy mua gỗ sưa, mua đỉa, mua khoai lang, mua lá cây điều, kể cả lá đã rụng, cũng với giá cao ngất ngưởng, nông dân nằm mơ không thấy. Và gần đây là chuyện thương lái TQ ồ ạt mua ốc bươu vàng!
Nói người Việt mình, đặc biệt là nông dân cần cù, chất phác, tử tế đến mức nhẹ dạ là rất đúng. Đó là bản tính trời cho chăng? Đúng như vậy nếu nghĩ Trời đây là cha ông, là truyền thống ngàn năm với một dân tộc đất chật người đông, trăm năm giặc giã, loạn ly, bão lụt năm nào cũng có. Dân tộc ấy nếu không cần cù, không chất phác, tử tế với nhau, tử tế với người thì tồn tại sao được?
Thế nhưng thật thà, chất phác là phẩm chất của con người thông minh (homosapiens), biết tự bảo vệ mình, tự tìm đường tồn tại phát triển chứ không phải là “gà” cho thiên hạ lường gạt.
Cái gì quá đi thì cũng gây hại. Không những nông dân mà cán bộ các cấp nhiều khi cũng quá thật thà. Chuyện kể dài khó hết. Lâu lắm trước đây, thương lái Trung Quốc (TQ) đòi mua sừng trâu, móng trâu, rễ cây hồi ở vùng biên giới với giá cao bất thường. Chưa biết mô tê răng rứa, người ta mua để làm gì, với mục đích gì, có tiền để xài là nông dân bán cái đã!
Họ đã mua đỉa giá cao, rất cao một thời gian rồi đột nhiên không mua nữa. Đỉa được nhiều người thu về, tập trung một chỗ, không biết làm gì đành đổ ra môi trường như một vài nơi ở Bình Chánh (TP.HCM) với mật độ dày đặc ghê gớm. Khoai lang, lá điều... cũng vậy. Nhiều nông dân khốn đốn vì bị cắt hợp đồng bao tiêu ngang xương, chưa nói là quỵt tiền sau khi đã lấy xong hàng.
Bao giờ đến lượt người ta ngưng mua ốc bươu vàng? Nhiều nông dân tham lợi đã ồ ạt phát triển thứ ốc tàn hại mùa màng, có sức lan tỏa mạnh mẽ và nhanh chóng cực kỳ mấy chục năm diệt không xuể, nay không có chỗ mua, hậu quả chắc chắn không thể nhỏ.
Vậy mà từ trước tới nay, dễ đã mấy chục năm từ ngày nông dân biên giới cưa sừng trâu bán cho thương lái TQ, chưa cơ quan quản lý nông nghiệp hay thị trường, chưa chuyên gia nào của Bộ Công Thương trả lời mấy câu hỏi quá đơn giản- ai mua, mua để làm gì? Đây không phải là bí mật chế bom nguyên tử.
Mà người mua kẻ bán tập nập ngoài chợ, chịu khó theo dõi rồi thu thập tài liệu, bỏ vài cuộc nhậu để suy nghĩ một chút là tìm ra đáp số ngay. Thế nhưng mấy vị cán bộ có nhiệm vụ được giao lại không biết làm, không chịu làm. Cho nên chưa ai biết người ta mua rễ cây hồi hay lá điều rồi mua ốc bươu vàng để làm gì?
Để phá hoại kinh tế hay có mục đích chính đáng ta có thể làm ăn hai bên cùng có lợi? Không hiểu cán bộ ta chất phác, thật thà hay lười suy nghĩ hoặc thậm chí “nối vòng tay lớn” với người ta?
Còn nông dân thì quá thật thà, như con nai vàng ngơ ngác, thấy chút lợi nhỏ là mua là bán, không cần biết lợi hại thế nào. Nên nhớ rằng, con nai thường bị hổ vồ chỉ là vì nó quá ngơ ngác mà thôi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
- Tây Ninh tăng cường kiểm tra các cơ sở khả năng gây ô nhiễm cao
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.