Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Tiền Giang: Đào ao trên nền đất lúa để nuôi thủy sản
(21:02:07 PM 14/07/2012)Cán bộ “đầu têu” cho dân
Gia đình chị Nguyễn Thị H cũng như nhiều hộ dân khác ở xã Thạnh Lộc (huyện Cai Lậy) đã lâm vào cảnh dở khóc dở cười khi đào ao trên ruộng lúa để ương cá giống. Chị H cho biết: “Đầu năm nay, khi thấy một số bà con đào ao ương cá tra giống có lãi cao, nên vợ chồng tôi cũng vay mượn tiền đầu tư đào 3.000m2 đất lúa để nuôi cá. Nhưng cũng chỉ lời được vụ đầu, còn từ các vụ sau toàn lỗ vốn”.
Nhiều hộ dân ở huyện Cai Lậy phá đất lúa đào ao nuôi cá giống. |
Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện Cai Lậy, trên địa bàn đã có hơn 170 hộ đào ao trên 114ha đất lúa để ương cá tra giống, tập trung nhiều ở các xã Thạnh Lộc, Phú Cường, Mỹ Thành Bắc, Mỹ Phước Tây… Việc đổi mục đích sử dụng đất tự phát này xảy ra từ đầu năm 2011 khi thị trường cá tra giống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khan hiếm và sốt giá. Tại các khu vực nuôi thủy sản này, các hộ còn khoan 58 giếng để lấy nước ngầm bơm vào ao. Hoạt động này hoàn toàn không có giấy phép và thiếu sự kiểm soát của chính quyền và ngành chức năng địa phương.
Đáng nói là nhiều cán bộ, đảng viên ở các địa phương này vì lợi ích trước mắt đã “đi đầu” trong việc đào đất lúa nuôi thủy sản, vừa phá vỡ vùng quy hoạch trồng lúa vừa gây ô nhiễm môi trường. Đó là ông Phan Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Thành Bắc (huyện Cai Lậy). Ông Khải là một trong số trường hợp đầu tiên ở xã tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất để ương cá tra giống. Sau đó, trong xã có 96 hộ dân bắt chước ông Khải phá đất lúa làm ao ương cá tra giống.
Riêng ông Nguyễn Văn Nguyên - Bí thư Đảng ủy xã Phú Cường (huyện Cai Lậy) tuy không trực tiếp đào ruộng nuôi cá, nhưng đã cho các hộ dân khác thuê 6 công đất ruộng của gia đình để đào ao nuôi thủy sản.
Ô nhiễm môi trường nước
Việc đào ao, khoan giếng lấy nước ngầm để nuôi thủy sản trái phép đã phá vỡ quy hoạch diện tích lúa của tỉnh Tiền Giang theo quy hoạch chung của cả nước. Nếu mô hình này không ngăn chặn kịp thời sẽ làm giảm diện tích lúa tại Tiền Giang.
Về thực trạng này, bà Trần Kim Mai - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: “Quan điểm của Tiền Giang là quyết tâm giữ diện tích lúa ổn định, không để nông dân nuôi thủy sản chạy theo phong trào. Đối với những hành vi tự phát đào ao nuôi cá trên diện tích đất trồng lúa là vi phạm Luật Đất đai về sử dụng đất không đúng mục đích, không được Nhà nước cho phép.
Việc khoan giếng tầng nông đã vi phạm Chỉ thị 12 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã chỉ đạo Sở NNPTNT làm việc với UBND huyện Cai Lậy tìm hướng xử lý vấn đề này”.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Hiền- Phó Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy lại cho rằng: “Vì chi phí san lấp cao, nên nhiều khả năng nông dân sẽ không chấp hành chỉ đạo trả lại hiện trạng ban đầu của đồng ruộng. Khi nông dân không thực hiện thì không có biện pháp chế tài nào khả thi. Huyện cũng không có nguồn kinh phí chi cho công việc này”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
- Tây Ninh tăng cường kiểm tra các cơ sở khả năng gây ô nhiễm cao
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.