Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Thoát chết nhờ cá mập sau 4 tháng lênh đênh
(14:16:55 PM 17/09/2012)
|
Một người đàn ông 41 tuổi người Kiribati thoát chết nhờ sự dẫn đường của một con cá mập sau 106 ngày trôi dạt trên biển Thái Bình Dương. Ảnh minh họa: Heraldsun |
Đặt chân lên đất liền hôm 15/9 sau khi được một tàu cá cứu thoát, Toakai Teitoi, viên cảnh sát 41 tuổi người Kiribati, vẫn còn rùng mình khi kể về hành trình 106 ngày giữa Thái Bình Dương.
Teitoi kể anh đã ngủ cạnh thi thể của anh vợ mình, người bị chết khát trong những ngày trôi dạt trên biển. Nhờ một trận bão lớn, Teitoi đã có nước ngọt để sinh tồn, và nhờ một con cá mập dài hai mét, anh đã thoát chết sau gần 4 tháng lênh đênh trên đại dương.
Chuyến đi định mệnh của Teitoi bắt đầu ngày 27/5, sau khi anh đi máy bay từ quê nhà, đảo Maiana tới thủ đô Tarawa của nước Kiribati để nhậm chức cảnh sát. Sau buổi lễ, anh xem một phim về 4 người đàn ông Kiribati bị mất tích trên biển. Chỉ hai trong số đó sống sót khi trôi dạt vào bờ biển 6 tuần sau đó.
Chính lúc này, Teitoi quyết định không đi máy bay nữa mà sẽ trở về nhà cùng anh vợ, Ielu Falaile, 52 tuổi bằng chiếc thuyền gỗ dài 4,5 m, trong một chuyến đi dự kiến chỉ mất hai giờ đồng hồ.
Nhưng sau khi ngừng câu cá trên biển và tỉnh dậy sau một đêm, họ phát hiện mình đã bị trôi dạt ra rất xa Maiana còn thuyền đã cạn kiệt nhiên liệu. "Chúng tôi có thức ăn, nhưng lại không có gì để uống", AFP dẫn lời Teitoi kể.
Mất nước kéo dài, Teitoi, một người theo đạo Cơ đốc, cho biết anh đã cầu nguyện để có thêm sức mạnh. Người anh vợ Failaile yếu dần và qua đời ngày 4/7 vì hết nước. "Tôi đặt anh ấy qua đêm ở đó và ngủ cạnh anh như một thủ tục tang lễ", Teitoi cho biết. Sáng hôm sau, anh thủy táng người anh vợ của mình.
Chỉ một ngày sau khi Failaile qua đời, một cơn bão nổi lên và gây mưa trong vài ngày, giúp Teitoi đựng đầy nước ngọt trong một thùng 19 lít. "Chỉ có hai lựa chọn trong tâm trí tôi vào thời điểm đó. Hoặc ai đó sẽ tìm thấy tôi, hoặc tôi sẽ phải đi theo người anh vợ. Không có cách nào khác", Teitoi nói.
Anh tiếp tục cầu nguyện và đến sáng 11/9 thì nhìn thấy một tàu cá ở phía xa. Nhưng không ai nhìn thấy Teitoi. Tuyệt vọng, Teitoi rúc mình dưới mái vòm của con thuyền như anh vẫn thường làm để tránh cái nắng nhiệt đới chói chang.
Một buổi chiều, Teitoi bị đánh thức bởi tiếng cào xước dưới thân thuyền. Anh phát hiện một con cá mập dài hai mét đang bơi quanh, thỉnh thoảng húc mạnh vào thuyền rồi sau đó bơi đi.
"Nó dẫn đường cho tôi tới một tàu đánh cá. Ngẩng đầu lên, tôi thấy một chiếc đuôi tàu và những thủy thủ đang dùng ống nhòm nhìn tôi".
Khi tàu đánh cá Marshalls 203 kéo Teitoi lên, thứ đầu tiên anh xin là một điếu xì gà. "Họ bảo tôi chờ. Họ dẫn tôi đi gặp thuyền trưởng và họ cho tôi nước hoa quả cùng một ít đồ ăn".
Vì Teitoi không bị nguy hiểm đến tính mạng nữa, tàu Marshalls 203 tiếp tục đánh cá vài ngày trước khi trở về Majuro, thủ đô Cộng hòa Quần đảo Marshalls. Teitoi dự định bay từ Majuro tới Tarawa hôm qua và sau đó bay về quê nhà Maiana.
"Tôi sẽ không bao giờ đi thuyền nữa. Tôi sẽ đi máy bay", anh nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
-
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
-
Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
-
Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
-
Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
-
Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
-
Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
-
Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
-
Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.
.jpg)