Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Một thủy điện, mất hơn 59 ha rừng
(16:29:28 PM 30/09/2013)“Cần nhanh chóng thành lập một ủy ban nghiên cứu để thẩm định cũng như tìm ra nguyên nhân vì sao có nhiều đề án xây dưng thuỷ điện được duyệt ở nước ta nhiều đến như thế!”. Phản hồi từ bài viết “Thủy điện tàn sát” gần 50.000 ha rừng” trên số báo ra ngày 30-9, bạn đọc Duy Linh đã kiến nghị như vậy.
Tàn sát khủng khiếp!
Khu vực xây dựng Nhà máy Thủy điện EA K’TUOR có nhiều thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.Ảnh: CAO NGUYÊN
Phong trào làm thủy điện đã gây ra những hậu quả nặng nề. Trong ảnh: Đập Nhà máy Thủy điện Ia Krêl 2 (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vỡ toang hồi tháng 6-2013, xóa sổ nhiều diện tích cây trồng của người dân. Ảnh: CAO NGUYÊN
Đến đêm 29-9, kênh dẫn dòng Nhà máy Thủy điện Sêrêpốk 4A (xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) bị vỡ một đoạn 10 m, dân ngập lụt, hư úng nhiều hoa màu của nông dân. Trước đó một ngày, một phím tràn của Thủy điện Dakrông bị vỡ, chính quyền tỉnh Quảng Trị chỉ đạo di dời dân sống ở phía dưới đập này.
Trong hơn 2 năm qua, Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 liên tiếp xảy ra động đất và rò rỉ nước. Trong khi chủ đầu tư kết luận mọi việc vẫn nằm trong mức độ cho phép, bình thường thì người dân huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam ở vùng hạ du mất ăn mất ngủ vì quả nước khổng lồ treo lơ lửng trên đầu mình. Chính quyền huyện Bắc Trà My tiếp cả trăm đoàn cán bộ đến khảo sát, mỏi mệt lo tính toán phương án di dời dân.
Nên chuyển hướng sử dụng năng lượng Theo các chuyên gia, Việt Nam nên hạn chế phát triển các nhà máy điện, thậm chí phá bỏ những nhà máy điện không hiệu quả, tác động xấu đến môi trường như một số nước đã làm. Thay vì tập trung khai thác năng lượng từ thủy điện, Việt Nam nên chuyển hướng đầu tư khai thác các nguồn năng lượng sạch từ gió, thủy triều, năng lượng sinh học và các năng lượng có thể tái chế khác. |
Hầu hết các dự án nhà máy thủy điện khác, nhất là ở Quảng Nam (22 dự án đang triển khai), Quảng Ngãi (57 dự án)… không bảo đảm việc tái định cư cho người dân. Người dân mất đất vì thủy điện đã không có nhà để ở, thiếu đất canh tác, nghèo lại càng nghèo hơn.
Rõ ràng, bên cạnh cái lợi là khai thác được năng lượng điện phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt thì cái hại, tác động xấu từ thủy điện đối với môi trường sinh thái, cộng đồng, an sinh xã hội, việc làm của người dân là vô cùng lớn.
Cho rằng Chính phủ phải quyết liệt hơn trong việc chỉ đạo quy hoạch, thẩm định kỹ trước khi cho phép triển khai các dự án thủy điện, bạn đọc Hà Thăng còn kiến nghị cần rà soát lại tiêu chuẩn thiết kế cân đối hài hòa giữa lợi ích của chủ đầu tư với yêu cầu bảo vệ môi trường, nhất là dòng chảy tối thiểu xuống hạ lưu. “Các thủy điện nhỏ phá nhiều rừng phải dứt khoát loại bỏ vì tác hại đã nhãn tiền” – bạn đọc Hà Thăng đề nghị.
Còn theo bạn đọc Giang Sơn, cách đây hàng chục năm, đã có rất nhiều ý kiến cảnh báo về hậu quả mà thủy điện gây ra nhưng một số dự án thủy điện vẫn ra đời, lộng hành phá hoại rừng, ăn cắp tài nguyên đất nước, gây ra biết bao nhiêu thiệt hại cho nhân dân do lũ lụt. “Theo tôi, chính phủ cần sàng lọc và có biện pháp ngăn chặn các hoạt động phá hoại làm thủy điện? Nếu bây giờ chúng ta không hành động, thế hệ mai sau sẽ trả giá”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
- Tây Ninh tăng cường kiểm tra các cơ sở khả năng gây ô nhiễm cao
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.