Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Họp về mối đe dọa của dân, cán bộ "chụp ảnh"... cười hớn hở
(10:23:56 AM 03/10/2012)
Hội thảo khu vực Mekong “Đánh giá tác động phòng, chống sốt xuất huyết và đề xuất các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết” diễn ra tại TP.HCM ngày 2 và 3.10 dưới sự chủ trì của PGS-TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế.
Đồng chủ trì còn có các tiến sĩ Nguyễn Văn Bình - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Trần Ngọc Hữu - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cùng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB – đơn vị tài trợ).
Khác với vẻ ngoài hoành tráng của hội thảo, khi vào nội dung chính, thông điệp do lãnh đạo Bộ Y tế đưa ra khá quen thuộc mà nhiều hội thảo, hội nghị trước đó bộ này đã đề cập, rằng bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị. Tiếp đến là phần phát biểu khá dài dòng của đại diện ADB.
Các nhà báo càng cảm thấy “sốc” hơn sau khi đại diện ADB phát biểu xong là đến phần… chụp hình lưu niệm giữa các đại biểu. Các trí thức đại diện cho các nước tiểu vùng sông Mekong chụp ảnh vui vẻ, hớn hở trước gánh nặng của quốc gia và trên thế giới làm sao để kéo giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc từ bệnh sốt xuất huyết.
Theo số liệu thống kê, gần 2,5 tỷ người trên thế giới đang sống dưới sự đe dọa của bệnh sốt xuất huyết. Ước tính hàng năm, có từ 50 - 100 triệu ca nhiễm mới và khoảng 24.000 người tử vong. Năm 2012, sốt xuất huyết được coi là dịch bệnh virus lây truyền qua muỗi nguy hiểm nhất thế giới. Tại Việt Nam, số mắc sốt xuất huyết năm 2012 tăng 21,4%, tử vong tăng 20,6%. Cả nước có 47.927 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Theo tính toán thì cứ 100.000 dân thì tỷ lệ mắc bệnh là 52,5 người. Những con số lạnh lùng này khiến bao người dân thật sự lo lắng nhưng giải pháp mà nhiều hội thảo đưa ra vẫn là diệt muỗi, loăng quăng, phun thuốc, nuôi cá diệt trừ mầm bệnh và không quên đổ lỗi cho tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, tình trạng xây dựng tràn lan, môi trường ô nhiễm, người dân thiếu ý thức phòng bệnh…
Một quan chức của Bộ Y tế lý giải rằng, hội thảo lần này là để học kinh nghiệm trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết từ các nước trong khu vực. Nhưng chỉ kinh nghiệm thôi thì chưa đủ, người dân kỳ vọng những biện pháp thiết thực hơn được đưa ra tại hội thảo, những phác đồ điều trị để làm sao con số tử vong vì sốt xuất huyết hàng năm ở nước ta không phải là 100 mà chỉ là vài trường hợp quá nặng thôi. Và hơn hết, đừng để người dân có cảm giác rằng, hội thảo như thế chẳng khác nào để tiêu cho hết tiền tài trợ...
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
-
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
-
Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
-
Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
-
Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
-
Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
-
Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
-
Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
-
Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.
.jpg)