»

Chủ nhật, 24/11/2024, 19:10:58 PM (GMT+7)

Đổ tháp truyền hình do bị ăn bớt "ba cấp gió"!?

(12:03:39 PM 01/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Bão Sơn Tinh đã húc gãy tháp truyền hình Nam Định, làm mất toi 50 tỉ đồng.

 

Tháp[-]truyền[-]hình[-]Nam[-]Định[-]không[-]đạt[-]chuẩn?
Cột tháp truyền hình Nam Định cao 180m trở thành đống sắt rúm ró sau cơn gió giật cấp 12 (Ảnh: Tuổi trẻ)
 
 
Theo quan sát của phóng viên, phần thân cột của tháp bị đứt gãy rời như một vết cắt, không có mối ốc vít nào bị long rời ra. Nhưng, tại cuộc họp khắc phục hậu quả bão Sơn Tinh, ông Trần Anh Tú - Giám đốc Đài Phát thanh truyền hình Nam Định - khẳng định: “Nguyên nhân là do gió bão quá to đã làm đổ cột tháp”.

 

Đồng thời ông Tú cũng cho biết, có sự xuất hiện của công an tại khu vực tháp đổ chỉ là để xem xét, quay lại hình ảnh chứ không có chuyện khám nghiệm hiện trường. Còn về thiết bị, ông Tú cho rằng đó là thiết bị nhập khẩu, đã được kiểm tra chất lượng. Nói như vậy, có nghĩa là không có việc gì phải bàn nữa, tháp này đổ ta dựng tháp khác.

 

Và, cùng “đồng thanh” với khẳng định của ông Tú, đại diện nhà thầu xây dựng, ông Tô Văn Hùng - Giám đốc Cty TNHH một thành viên công trình Viettel - cho biết: Đơn vị chỉ thi công phần móng và lắp dựng cột nên cứ theo đúng thiết kế mà làm. Và khi xảy ra sự cố đổ tháp thì thời hạn bảo hành đã hết, đơn vị thi công coi như vô can.

 

Thế nhưng, ông Lê Huy Lộc - chuyên gia về kết cấu công trình dây tải điện - lại cho rằng: Theo tiêu chuẩn VN về tải trọng - tiêu chuẩn thiết kế hiện hành, các công trình ở TP. Nam Định phải thiết kế với cấp gió IV.B, tương đương bão cấp 15. Trong lúc đó, bão Sơn Tinh chỉ gây ra gió giật cấp 12. Ông Lộc đặt câu hỏi: Gió bão ở Nam Định chưa đạt tới cấp gió theo quy chuẩn mà cột tháp truyền hình có thể chịu đựng được, vậy tại sao đổ cột? Trở lại với nghi vấn chất lượng công trình, thì Giám đốc Đài phát thanh truyền hình Nam Định ông Trần Anh Tú quả quyết: Không phải!

 

Theo như ông Tú thì rõ ràng không hề có hiện tượng ăn bớt vật tư, chất lượng công trình lẫn nhập khẩu thiết bị.

 

Chất lượng công trình không có vấn đề, thi công đúng thiết kế, thiết bị được nhập khẩu và đã kiểm tra… Tuy nhiên, gió chưa đạt mức quy chuẩn cột tháp truyền hình có thể chịu được nhưng nó vẫn cứ sập. Vậy thì, chỉ có một cách lý giải duy nhất cho việc đổ tháp mà thôi. Đó là, phải chăng bão Sơn Tinh đã bị ăn bớt mất “ba cấp gió” nên mới có chuyện chưa đến mức gió quy chuẩn mà tháp truyền hình Nam Định đã bị đổ lăn kềnh vào tối 28/10.

Theo Phạm Việt Thắng (Lao động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đổ tháp truyền hình do bị ăn bớt "ba cấp gió"!?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI