Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Đồng thời ông Tú cũng cho biết, có sự xuất hiện của công an tại khu vực tháp đổ chỉ là để xem xét, quay lại hình ảnh chứ không có chuyện khám nghiệm hiện trường. Còn về thiết bị, ông Tú cho rằng đó là thiết bị nhập khẩu, đã được kiểm tra chất lượng. Nói như vậy, có nghĩa là không có việc gì phải bàn nữa, tháp này đổ ta dựng tháp khác.
Và, cùng “đồng thanh” với khẳng định của ông Tú, đại diện nhà thầu xây dựng, ông Tô Văn Hùng - Giám đốc Cty TNHH một thành viên công trình Viettel - cho biết: Đơn vị chỉ thi công phần móng và lắp dựng cột nên cứ theo đúng thiết kế mà làm. Và khi xảy ra sự cố đổ tháp thì thời hạn bảo hành đã hết, đơn vị thi công coi như vô can.
Thế nhưng, ông Lê Huy Lộc - chuyên gia về kết cấu công trình dây tải điện - lại cho rằng: Theo tiêu chuẩn VN về tải trọng - tiêu chuẩn thiết kế hiện hành, các công trình ở TP.
Theo như ông Tú thì rõ ràng không hề có hiện tượng ăn bớt vật tư, chất lượng công trình lẫn nhập khẩu thiết bị.
Chất lượng công trình không có vấn đề, thi công đúng thiết kế, thiết bị được nhập khẩu và đã kiểm tra… Tuy nhiên, gió chưa đạt mức quy chuẩn cột tháp truyền hình có thể chịu được nhưng nó vẫn cứ sập. Vậy thì, chỉ có một cách lý giải duy nhất cho việc đổ tháp mà thôi. Đó là, phải chăng bão Sơn Tinh đã bị ăn bớt mất “ba cấp gió” nên mới có chuyện chưa đến mức gió quy chuẩn mà tháp truyền hình Nam Định đã bị đổ lăn kềnh vào tối 28/10.