Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Cướp bóc tinh vi gắn "mác" dự án thủy điện
(22:04:46 PM 01/10/2012)
Một góc Cát Tiên - Ảnh minh họa
Thuở chăn trâu, thấy ngách suối nào có nhiều cá, bọn trẻ con chúng tôi thường lấy đất chặn lại, rồi lấy rễ cây mật hoặc lá cơi đạp nát rắc xuống để cá say nhao lên thì bắt. Sau đó thì phá đập đi cho nước chảy vào. Những con cá sót lại có dòng nước sạch giải độc, lại hồi tỉnh dần ve vẩy bơi lội như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Đó là lối kiếm sống thời nguyên thủy, không di hại đến môi trường bao nhiêu.
Thói thường, thấy lợi thì không ai bỏ. Nhưng nó sẽ hạn chế nếu như có luật chặt chẽ và có sự kiểm soát.
Mới rồi tôi nghe một chuyện mà thấy bàng hoàng: Một bọn muốn phá rừng đầu nguồn lấy gỗ. Nhưng phải hợp pháp hóa thì việc mới trôi. Họ bèn nghĩ kế: Trình chính quyền một dự án thủy điện. Tính độ cao công trình quét mấy ngàn ha rừng đầu nguồn khi nước dâng lên.
Thiết kế có trong bản đồ quy hoạch được duyệt nên song song với việc gãi đất ngăn đập cho có cớ thì họ bắt đầu cho chặt rừng đầu nguồn “tận thu” gỗ ở diện tích nước dâng. Cây được khai thác hợp pháp. Xong đâu đấy thì việc xây đập chững lại vì dự án thiếu vốn…treo vô thời hạn vì việc kiếm chác đã xong.
Sự lợi dụng dự án mà địa phương được quyền phê duyệt kia tác hại đến môi trường thế nào thì sau đó đã rõ cả.
Cách làm của nhóm người chỉ nhằm kiếm tiền cũng không khác gì cách đánh bắt của bọn trẻ trâu xưa ngăn dòng bắt cá. Nhưng tàn ác hơn là dưới mục đích phát triển.
Ở ta, miền Trung đã từng có con sông có đến 5 dự án đập thủy điện.
Miền núi phía Bắc có dòng chảy lên đến 17 đập thủy điện. Liệu có bao nhiêu cái thuộc loại dự án nhằm phá rừng lấy gỗ?
Sẽ còn bao nhiêu dự án các loại khác bị lợi dụng như kiểu làm thủy điện (?) mà chính quyền không biết hay giả vờ không biết, để khi vụ việc xảy ra lại “ rút kinh nghiệm sâu sắc vì trình độ có hạn”.
Xã hội càng phát triển thì sự cướp bóc càng tinh vi!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.