Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Thứ bảy, 18/01/2025, 11:12:37 AM (GMT+7)
Bộ TN&MT thông tin về việc Formosa Hà Tĩnh sử dụng xỉ thép làm vật liệu xây dựng
(12:58:09 PM 19/03/2019)(Tin Môi Trường) - Trong các ngày gần đây, một số cơ quan thông tấn báo chí đăng tải nội dung thông tin về việc sử dụng xỉ thép làm vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS). Các bài viết bày tỏ ý kiến lo ngại về vấn đề môi trường của FHS sử dụng xỉ thép cho các công trình xây dựng và hoạt động san nền trong nội bộ khu liên hợp. Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin về nội dung này như sau:
>> Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk >> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT >> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước >> Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
Formosa Hà Tĩnh sử dụng xỉ thép làm vật liệu xây dựng -Ảnh: IE
1. Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo FHS phải thực hiện phân định, phân loại các loại chất thải phát sinh và có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định. Trong đó, tăng cường việc tái chế, tự xử lý chất thải. Theo đó, FHS đã thực hiện phân định, phân loại các loại xỉ thép phát sinh và cho kết quả là chất thải rắn công nghiệp thông thường. Riêng đối với các loại chất thải rắn đã được hợp chuẩn, hợp quy đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn làm vật liệu xây dựng được quản lý theo quy định về sản phẩm hàng hóa của ngành xây dựng, Bộ Xây dựng đã ban hành Hướng dẫn kỹ thuật về “Xỉ gang và xỉ thép sử dụng làm vật liệu xây dựng” tại Quyết định số 430/QĐ-BXD ngày 16/5/2017.
Thực hiện hướng dẫn tại Quyết định số 430/QĐ-BXD, trong năm 2018, FHS đã phối hợp Viện Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng nghiên cứu, đánh giá và được chứng nhận chất lượng sản phẩm vật liệu cấp phối xỉ thép của FHS (gồm: xỉ lò chuyển, xỉ đúc và xỉ khử lưu huỳnh) phù hợp với Tiêu chuẩn JIS A 5015:2013 (của Nhật Bản) để làm lớp Subbase cho đường giao thông, phù hợp với Tiêu chuẩn BS EN 13243:2013 (của Anh) để làm vật liệu san lấp cho công trình xây dựng và công trình giao thông và phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam 6882:2016 làm phụ gia cho ximăng. Các sản phẩm xỉ thép nêu trên đã được Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Tĩnh thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn theo quy định.
2. Thực hiện yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải trong nội bộ khu liên hợp nhằm hạn chế tối đa lượng chất thải phải lưu chứa tại bãi tro xỉ lấn biển đã được quy hoạch, FHS đã chủ động đề xuất thu hẹp bãi tro xỉ từ 317,6ha xuống còn 143ha. Mặc dù, bãi lưu giữ này đã được xác định, nhưng trước mắt FHS vẫn thực hiện lưu giữ xỉ thép cùng các loại chất thải khác tại các kho, bãi lưu giữ trên bờ để nghiên cứu thực hiện việc tái chế.
3. Theo nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án “Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh giai đoạn 1-1, Hạng mục đầu tư tổ hợp luyện gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm giai đoạn 1-1” đã được phê duyệt tại Quyết định số 1315/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2008, FHS đã quy hoạch khu vực trồng cây xanh trong khu vực sản xuất có diện tích là 984.556 m2, trong đó có bao gồm khu vực trồng cây tại tuyến đường công vụ ở phía Nam khu liên hợp. Học tập kinh nghiệm triển khai thực tế tại Công ty Thép JFE Nhật Bản, FHS đã đề xuất triển khai công trình vành đai cây xanh dọc tuyến đường công vụ ở phía Nam khu liên hợp với tổng chiều dài là 2,035 km (không phải là “núi nhân tạo” như một số báo đề cập). Công trình này được thiết kế tối ưu hơn so với công trình đã thực hiện tại Nhật Bản như: sử dụng lớp xỉ hạt lò cao (đã được hợp quy làm phụ gia xi măng) đầm chặt phía đáy để chống thấm, thiết kế lớp đất sét bọc 02 bên sườn công trình và có tuyến thu gom nước mưa chảy tràn về giếng quan trắc và hồ xả lũ để đánh giá chất lượng nước mưa chảy tràn trước khi xả ra ngoài môi trường. Mục tiêu chính của công trình nhằm tăng cường diện tích cây xanh, thảm thực vật trong khu liên hợp nhằm cải thiện môi trường sinh thái khu vực (diện tích trồng cây là khoảng 50.898 m2) và tăng cường hoạt động tái chế, tái sử dụng xỉ thép của FHS.
Ngày 03/11/2018, Hội đồng liên ngành theo Quyết định số 1619/QĐ-BTNMT ngày 20/7/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã họp để xem xét, đánh giá việc khắc phục vi phạm của FHS, trong đó có công trình vành đai cây xanh dọc tuyến đường công vụ (cuộc họp có sự tham dự của đại diện các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp,.. và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học). Kết quả Hội đồng đã thống nhất về mặt môi trường đồng ý nguyên tắc cho FHS tiếp tục thi công tuyến đường công vụ sau khi hoàn thiện báo cáo chi tiết đánh giá các vấn đề môi trường, các giải pháp giám sát quá trình thi công cũng như giải pháp thiết kế đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng; đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đồng thời, đề nghị FHS báo cáo Bộ Xây dựng để được hướng dẫn thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Thực hiện yêu cầu của Hội đồng, FHS đã báo cáo Bộ Xây dựng và được hướng dẫn tại Công văn số 06/BXD-VLXD ngày 01/02/2019. Theo đó, các loại xỉ thép của FHS phù hợp với tiêu chuẩn được viện dẫn tại Quyết định số 430/QĐ-BXD thì được sử dụng như quy định của các tiêu chuẩn, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Về mặt môi trường, FHS đã phối hợp với Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường thuộc Trường Đại học Xây dựng thẩm tra thiết kế thi công và đánh giá tác động môi trường của công trình, kết quả đánh giá cho thấy việc làm công trình vành đanh cây xanh dọc tuyến đường công vụ bằng xỉ thép đã hợp chuẩn không tác động xấu đến môi trường xung quanh khu vực; kết quả đánh giá nêu trên cũng đã được Tổng cục Môi trường tổ chức họp tổ chuyên gia trước khi trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét.
Hiện tại, Tổng cục Môi trường đang báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt nguyên tắc kế hoạch triển khai công trình với yêu cầu FHS phải thực hiện các biện pháp, giải pháp công nghệ bảo vệ môi trường, đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định; đảm bảo thiết kế, thi công công trình đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng. Ngoài ra, FHS phải phối hợp với đơn vị giám sát độc lập có đầy đủ năng lực để theo dõi, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và giám sát các cam kết về bảo vệ môi trường trong suốt quá trình triển khai hạng mục. Điều này đảm bảo trong trường hợp FHS được triển khai trở lại hạng mục nêu trên sẽ có ít nhất 03 đơn vị giám sát việc thực hiện gồm: Tổ giám sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổ công tác của tỉnh Hà Tĩnh và đơn vị giám sát độc lập có năng lực thực hiện.
4. Hiện nay, FHS có gửi báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị sử dụng các loại xỉ thép đã hợp chuẩn là vật liệu xây dựng dùng san nền khu lưu trữ ngoài trời giai đoạn II của Xưởng luyện thép. Theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá chi tiết đề xuất của FHS trước khi báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến chính thức về vấn đề này.
5. Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và các chuyên gia, nhà khoa học giám sát chặt chẽ quá trình khắc phục hậu quả vi phạm của FHS; đôn đốc FHS khẩn trương hoàn thành các hạng mục cải thiện, bổ sung công trình bảo vệ môi trường theo cam kết với Chính phủ Việt Nam; đồng thời yêu cầu FHS phải quản lý, xử lý các loại chất thải phát sinh đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về môi trường quy định.
BTV -Tin nhanh môi trường (tinmoitruong.vn)
Gửi ý kiến bạn đọc về: Bộ TN&MT thông tin về việc Formosa Hà Tĩnh sử dụng xỉ thép làm vật liệu xây dựng
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.