Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Thứ ba, 03/12/2024, 17:05:00 PM (GMT+7)
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học
(09:50:57 AM 15/05/2023)(Tin Môi Trường) - Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể, tổ chức Hội thảo “Phối hợp hành động thực hiện Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal” và các hoạt động trồng cây, thả các loại động vật hoang dã tại Vườn Quốc gia Ba Bể, triển lãm tranh, ảnh về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
>> Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội >> Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc >> Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"? >> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban hành công văn hướng dẫn các địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2023; triển khai tuyên truyền về Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học qua các tài liệu, ấn phẩm truyền thông và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các hoạt động được tổ chức nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức tự giác bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng, qua đó tôn vinh những giá trị đa dạng sinh học đối với đời sống của nhân loại, các thông điệp của thế giới về đa dạng sinh học để có những hành động thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị đa dạng sinh học cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đây cũng là dịp để phát huy vai trò của mỗi cá nhân, tổ chức trong việc xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học.
Tại Việt Nam, năm 1995 “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam” được ban hành ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước đa dạng sinh học. Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1250/TTg-CP phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Năm 2022 là năm đầu tiên Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực. Để ngăn chặn đà suy giảm đa dạng sinh học, ngay từ đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chiến lược lần này khuyến khích các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, người dân tham gia thực hiện các hoạt động bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái, phát huy vốn tự nhiên lần đầu tiên được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, khuyến khích khối tư nhân tham gia vào công tác bảo tồn đa dạng sinh hoạt.
Chiến lược đề ra mục tiêu mới là mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống các di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, bảo đảm diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền đạt 9% diện tích lãnh thổ đất liền; diện tích các vùng biển, ven biển được bảo tồn đạt từ 3-5% diện tích vùng biển tự nhiên của quốc gia; được quốc tế công nhận 15 khu Ramsar, 14 khu dự trữ sinh quyển, 15 vườn di sản ASEAN; tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc duy trì ổn định từ 42%-43%; phục hồi được ít nhất 20% diện tích hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái; không có thêm loài hoang dã bị tuyệt chủng; cải thiện các quần thể của ít nhất 10 loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; các nguồn gen hoang dã và giống cây trồng, vật nuôi được lưu giữ và bảo tồn đạt mục tiêu thu thập, lưu giữ tối thiểu 100.000 nguồn gen…
BTV
Gửi ý kiến bạn đọc về: Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.