»

Thứ năm, 21/11/2024, 17:14:04 PM (GMT+7)

Bình Định: San ủi đê sông trái phép, hàng trăm hộ dân bị thiệt hại

(15:24:44 PM 28/09/2017)
(Tin Môi Trường) - Tuyến đê sông An Tượng, nằm trên địa bàn xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn (Bình Định) từ bao năm qua là lá chắn lũ lụt cho hàng trăm hộ dân thôn Trung Viên, thôn Đông Bình. Thời gian gần đây, tuyến đê này hứng chịu nhiều tác động, mất khả năng chắn lũ, khiến cả một vùng dân cư và khu công nghiệp gần đó chịu thiệt hại nặng nề từ các trận lũ lụt.

Bình[-]Định:[-]San[-]ủi[-]đê[-]sông[-]trái[-]phép,[-]hàng[-]trăm[-]hộ[-]dân[-]bị[-]thiệt[-]hại[-]

Trưởng thôn Đông Bình, ông Dương Ngọc Quảng, đứng trên đoạn đê bao sông An Tượng được gia cố bằng đất, cát sau khi bị doanh nghiệp ủi làm dụ án Khu du lịch sinh thái xã Nhơn Thọ
 
* Ngang nhiên phá hoại đê 
 
Ông Dương Ngọc Quảng, Trưởng thôn Đông Bình, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định dẫn phóng viên tới đoạn đê sông An Tượng.“Bờ đê” là một đống cát lớn, dài khoảng 200m, cao khoảng 2m, được đổ tạm bợ trên bờ sông. Không hề có bất cứ sự liên kết nào để chịu lực, chỉ cần chạm vào là cát sẽ trôi xuống. Người dân trong khu vực đang rất lo lắng, vì chỉ cần vài trận mưa là “bờ đê” bằng cát này sẽ trôi hết, chứ chưa nói đến tác dụng chắn lũ lụt. 
 
Ông Dương Ngọc Quảng bức xúc: Từ xưa bờ sông này vốn có bờ đê bằng đất tự nhiên, rất chắc chắn, bên trên có trồng tre và nhiều loại cây nên người dân trong khu vực không bị nhiều thiệt hại vào mùa mưa lũ. Nhưng cách đây khoảng 3 năm, thị xã An Nhơn đã giao 6 ha đất ven sông cho một chủ đầu tư để làm dự án khu du lịch sinh thái. Khu du lịch sinh thái thì không thấy đâu, chủ đầu tư này lại huy động xe, dụng cụ, máy móc tới ủi sạch đoạn đê và cây cối để…khai thác cát sông. Hậu quả, trận lụt cuối năm 2016 gây thiệt hại nặng cho toàn khu vực. Nước lũ tràn vào, hai thôn Trung Viên và Đông Bình ngập sâu từ 1 m đến 1,5m, thiệt hại nhiều về tài sản, cây trồng, gia súc, gia cầm. 
 
Tuyến đê sông An Tượng còn có vai trò quan trọng trong việc ngăn nước lũ, đảm bảo toàn cho khu công nghiệp Nhơn Hòa, một trong những khu công nghiệp lớn nhất của tỉnh Bình Định. Việc tuyến đê sông An Tượng bị tàn phá thô bạo, mất an toàn đang đe dọa trực tiếp tiếp đến tài sản và việc sản xuất của hàng trăm doanh nghiệp đang hoạt động tại đây. 
 
Sau 5 trận lũ lụt cuối năm 2016, người dân trong khu vực nhiều lần kiến nghị trong các cuộc tiếp xúc cử tri, gửi đơn thư cho các cơ quan chức năng, yêu cầu chủ đầu tư khu đô thị sinh thái phải hoàn trả lại đoạn đê sông đã phá. Sau đó chủ đầu tư của khu du lịch này đã làm tạm bợ bằng cách múc cát từ dưới sông lên thành đống, rồi để như vậy đến bây giờ. Mảnh đất 6 ha của dự án treo này đang được người dân địa phương sử dụng làm nơi chăn bò, trong khi bờ đê bằng cát thì luôn tiềm ẩn nguy hiểm. 
 
* Mập mờ dự án du lịch sinh thái 
 
Người dân không biết ai là chủ đầu tư của khu du lịch sinh thái nói trên, nhưng điều kỳ lạ là chính quyền xã Nhơn Thọ cũng nắm thông tin rất mơ hồ về dự án này. Ông Nguyễn Tấn Hào, Chủ tịch UBND xã Nhơn Thọ nói: Tôi cũng không biết dự án khu du lịch sinh thái này tên là gì, chỉ gọi là khu du lịch sinh thái. Chủ đầu tư của khu du lịch sinh thái này là bà Lê Thị Sáu, người xã Nhơn Thọ, năm 2013 bà tính đầu tư nhưng mà thiếu vốn nên chưa làm được. 
 
Ngày 20/9, UBND xã Nhơn Thọ đã có công văn gửi bà Lê Thị Sáu, đề nghị chủ đầu tư phải gia cố thêm đoạn đê bao sông An Tượng, đồng thời có kế hoạch đắp bờ bao không cho cát theo dòng nước thoát lũ ảnh hưởng sa bồi thủy phá, gây thiệt hại cho dân. Thời gian thực hiện trước ngày 30/9/2017, nếu không thực hiện, để xảy ra hậu quả bà Lê Thị Sáu chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 
Theo ông Hào bà Lê Thị Sáu đã hơn 70 tuổi, là mẹ của một giám đốc công ty cổ phần chuyên khai thác khoáng sản, xây dựng tại địa phương. Khi được hỏi về việc người dân tố cáo chủ đầu tư đã lập dự án du lịch giả, mở đường vào để khai thác cát sông, Chủ tịch UBND xã Nhơn Thọ cho biết: Chúng tôi không rõ. Việc được cấp phép đầu tư, quy hoạch, cho thuê đất là việc của thị xã An Nhơn. Xã chỉ biết bàn giao mặt bằng thôi. 
 
Để tìm hiểu thêm về vụ việc, phóng viên rất nhiều lần liên hệ với ông Đặng Vĩnh Sơn, Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn nhưng ông Sơn nói đi công tác và giao nhiêm vụ phát ngôn cho Phó Chủ tịch Lê Minh Toán. Nhưng khi phóng viên liên hệ, ông Lê Minh Toán từ chối gặp. Sau nhiều tuần liền, đáp lại thắc mắc của phóng viên vẫn là câu: “Các anh cần thông tin gì thì gặp xã Nhơn Thọ, tôi bận lắm, tôi không làm việc trực tiếp với phóng viên” - ông Toán trả lời. 
 
Trong công văn số 640/UBND-KT của UBND thị xã An Nhơn do ông Lê Minh Toán ký ngày 10/7/2017, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định có ghi: “Qua kiểm tra, hiện nay bà Lê Thị Sáu, chủ đầu tư dự án đã thi công gia cố đoạn đê cao bằng đất dài khoảng 200m, đúng cốt cao trình bờ ngự thủy qua khu du lịch sinh thái để hạn chế ngập lụt như đã cam kết.” Nhưng thực tế đoạn đê này hiện nay vẫn đang là cát. 
 
Cũng do ông Lê Minh Toán ký, trong công văn số 876/UBND-TN của UBND thị xã An Nhơn ngày 13/9/2017 đã đề nghị bà Lê Thị Sáu hoàn thành việc quy hoạch chi tiết 1/500, hoàn chỉnh hồ sơ xin thuê đất xây dựng Khu dịch vụ sinh thái tại xã Nhơn Thọ. Như vậy, đến bây giờ chủ đầu tư dự án này vẫn chưa được thuê đất mà đã tự ý đưa máy móc vào làm đường, san ủi bờ đê trái phép, khai thác cát để làm những công trình khác từ cách đây 3 năm. Thêm một thắc mắc khác của hàng trăm hộ dân ở đây là liệu một cụ bà Lê Thị Sáu liệu có thật sự là chủ dự án khu du lịch sinh thái, hay chỉ là người đứng tên cho người khác lách luật để khai thác tài nguyên. Thực tế này cho thấy có biểu hiện buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, để cho tư nhân phá hoại đê sông, gây ngập lụt, thiệt hại nặng cho người dân trong vùng trong những năm qua? 
 
Mùa mưa năm nay đang đến gần, nguy cơ mất an toàn cho người dân xã Nhơn Thọ và khu công nghiệp Nhơn Hòa vẫn rất cao, khi tuyến đê sông vẫn đang được ngụy trang tạm bợ bằng cát. Những thiệt hại mà người dân phải gánh chịu và có nguy cơ tiếp tục gánh chịu vào mùa lũ năm nay vẫn đang bị chính quyền thị xã An Nhơn làm ngơ ... 
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bình Định: San ủi đê sông trái phép, hàng trăm hộ dân bị thiệt hại

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI