Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Bauxite Tây Nguyên: bức xúc ...
(08:41:48 AM 23/03/2014)Là nội dung phản hồi của độc giả sau loạt bài phỏng vấn TS Nguyễn Thành Sơn Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin, TS Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam về dự án Bauxite Tây Nguyên sau khi Bộ Công thương báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội xin giảm đầu tư hồ chứa bùn đỏ vì thiết kế có độ an toàn quá cao, cùng với nhiều kiến nghị xin giảm thuế môi trường, không đền bù tiền đất cho dân mà chỉ thuê có thời hạn...
Nhiều độc giả đã truy trách nhiệm của Bộ Công thương và đề xuất dừng việc khai thác bauxite.
Hồ sơ đẹp quá, lãi nhanh...giờ nát bét!
Độc giả có nick name Nhân Dân cho rằng Bộ Công thương không nên đứng ra bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp do bộ quản lý mà phải nhìn nhận khách quan công tội dựa trên lợi ích của người dân đóng thuế: Bộ Công thương là bộ chủ quản, đáng ra các ông phải đứng ra bảo vệ môi trường và quyền lợi của người dân, tài sản của quốc gia...đằng này ông suốt ngày đi bảo vệ quyền lợi của Doanh nghiệp cho dù là doanh nghiệp nhà nước.
Còn độc giả Nguyễn Tuấn nói rõ bài toán kinh doanh là bài toán lỗ lãi rõ ràng, minh bạch, không thể nhập nhằng được: Nguyên tắc làm kinh doanh là phải có lãi còn không lãi không làm. DN tư nhân thì họ xem nguyên tắc này như "kim chỉ nam" riêng DN Nhà nước thì không và hậu quả như thế nào thì ai cũng biết.
Dưới bài phỏng vấn "Bauxite Tây Nguyên: Bộ Công thương ép lỗ có ra...lãi?", độc giả Trần Thanh Bình bày tỏ quan điểm, kính trọng và cảm ơn TS Nguyễn Thành Sơn vì ngay từ đầu dự án ông đã có nhiều ý kiến phân tích, phản bác và khuyên can không nên làm.
Không chỉ ông mà còn rất nhiều chuyên gia, chính trị gia và những bậc lão thành... rất tiếc TKV và bộ ngành "bỏ ngoài tai" và quyết làm bằng được. Hồ sơ đẹp quá, lãi nhanh, giờ nát bét, thua lỗ....
Độc giả Bình đặt câu hỏi: "Bộ Công Thương quên mất vụ "Nhà máy Xi măng lò đứng" và "Nhà máy đường" rồi ư ? Xem ra không kỷ luật và truy cứu mà cứ "kiểm điểm, rút kinh nghiệm" nên tiền của dân vẫn "trôi" theo dòng tư duy với vẩn và lợi ích nhóm của các ông ấy thôi. Đào tài nguyên lên bán mà còn lỗ. Xin lỗi đứa con nít còn làm giỏi hơn, tệ lắm là hòa vốn - không đào, để đó mai kia "lớn" rồi làm".
Độc giả Nguyễn Văn Khôi thẳng thắn chỉ ra có nhiều ý kiến là dừng dự án bauxite, bao nhiêu nhà khoa học đã phản biện lại bộ Công thương nhưng xem chừng các vị đang cố đấm ăn xôi vì tiền bạc đã đổ vào 2 dự án này quá khủng rồi giờ sợ mất ghế nên không giám dừng là điều dễ hiểu.
Vị độc giả này lo lắng: "Bao nhiêu dự an giao thông, bao nhiêu dự án công nghiệp đều đi vay mượn thế giới về đầu tư không giống ai, lãng phí, vất tiền qua cửa sổ, tài nguyên thì múc lên bán vô tội vạ thế hệ con cháu ta lấy gì mà sinh sống?".
Độc giả khác đặt câu hỏi: "Bộ Công thương là bộ chủ quản nhưng sau các vụ Thủy điện tích nước khiến hạ lưu khô cháy; Xả lũ vô tội vạ khiến tài sản trôi sạch và dân chết oan. Giờ đến Bauxite lại "ra tay" ủng hộ mấy cái trò láu cá, dối trá của TKV là sao?
Trong khi đó, độc giả Nguyễn Văn Pha kết nối với việc Bộ Công thương đã giải thích việc các nhà máy thủy điện miền Trung xả nước xuống đầu dân là đúng quy trình. Bây giờ lại xin giảm đầu tư vào hồ chứa bùn đỏ trong dự án Bauxite Tây nguyên liệu có đúng quy trình khi giải thích là đầu tư quá cao so với yêu cầu.
Khi làm dự án đầu tư thì cố giải thích để được chấp nhận đầu tư con bây giờ lại cố giải thích đề được giảm đầu tư. Làm việc kiểu trên liệu đất nước bao giờ mới giàu lên được.
Độc giả Linh Hoang nêu mong muốn về một thế hệ lãnh đạo mới có tài, có đức, lo cho dân, cho nước chứ ko vì lợi ích riêng hay nhóm.
Sự thật không thể nào hiểu được...
Trước những bập cập đã được chỉ ra, độc giả Trần Phương đề xuất: "Tốt nhất cho Việt Nam là đóng cửa khai thác Bauxite, trả lại môi trường cho thiên nhiên, vừa đỡ thiệt hại về kinh tế, tài nguyên, môi trường và cái được nhất là lòng dân"
Độc giả Ngô Quyên bức xúc: Khai thác nhôm tôi theo dõi từ đầu càng ngày càng thấy những can ngăn của giới khoa học là sự thật??? Đến giờ này thì một thằng vô học cũng có thể nhìn thấy sự thất bại về mọi mặt của việc khai thác nhôm?
"Thật sự là không tài nào hiểu được. Dự án bauxite Tây Nguyên khi chưa triển khai đã có bao nhiêu ý kiến phản biện về tính khả thi, tính hiệu quả, nhưng có ai nghe đâu, giờ kêu khó kêu khổ, kêu lỗ. Tôi cho rằng việc này không thể nói chơi được, hàng tỷ đô tiền thuế chứ có ít đâu", độc giả Trần Bất Cập đặt câu hỏi và chua xót khi nghĩ đến khoản tiền đã đổ vào dự án này.
Độc giả Công Dân đặt câu hỏi: "Quá sức lú lẫn hay khôn lỏi cá nhân? Sau đó phân tích, biết sai vẫn làm, biết lỗ vẫn xúc tiến và đưa ra kết luận "Chỉ có thể là hại dân mà thôi".
Độc giả Bùi Quang Sơn chua xót: "Đào tài nguyên của Quốc gia đi bán còn xin tiền để bù lỗ. Cả thế giới này chỉ có Việt Nam thôi".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.