Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
Bài học nào từ vụ chống cưỡng chế ở Hải Phòng?
(18:14:34 PM 16/01/2012)Lẽ ra, trong bối cảnh một xã hội có đầy đủ tố chất công bằng, với việc giúp đỡ cộng đồng dân cư ven biển, Đoàn Văn Vươn đã phải được tuyên dương như một trong những người đi tiên phong về điều được gọi là "hài hòa lợi ích xã hội", thậm chí sẽ không quá nếu tên của anh được viết hoa - điều mà Vladimia Ilich Lenin đã dùng để nói về những người cộng sản chân chính.
Nhưng thật đáng tiếc, nhiều cơ hội viết hoa cho tên người đã bị bỏ lỡ không chỉ bởi tính quan liêu cố hữu của một số cấp chính quyền mà còn do một nguồn cơn sâu xa bất tận đang đe dọa xã hội: nhóm lợi ích.
Nhóm lợi ích cũng là điều mà tất cả mọi người đều đang nói đến với một mối quan tâm sâu sắc, điều mà chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã dùng nguyên văn cụm từ này để phê phán, nhưng lại chưa có ai, chưa ở đâu mổ xẻ trực diện các nhóm lợi ích đó là ai, ở chỗ nào.
Vinh Quang chỉ là một xã nhỏ và "rất thuần". Tiên Lãng cũng chỉ là một huyện nhỏ nằm trong thành phố anh hùng Hải Phòng. Nhưng thái độ thu hồi đất quyết liệt đến mức sẵn sàng, và trong thực tế đã là như vậy, hành chính hóa để tiếp sau đó là hình sự hóa chiến dịch cưỡng chế, lại là một vấn đề không nhỏ chút nào.
Nói cách khác, vụ việc Tiên Lãng đã mang tầm cỡ quốc gia khi đây là nơi đầu tiên đã lần đầu tiên xảy ra hành động người dân chống cưỡng chế đất đai bằng các loại vũ khí có tính sát thương cao.
Như nhiều báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đánh giá, kết quả các cuộc giải quyết khiếu kiện đất đai từ những năm 2005-2006 cho đến nay đã cho thấy tuyệt đại đa số trường hợp khiếu kiện đông người và kéo dài, trong đó có những trường hợp phản ứng và chống cưỡng chế, đều xuất phát từ nguyên nhân đền bù không thỏa đáng, không bảo đảm tái định cư, cưỡng chế sai pháp luật... Nhưng hiếm có hiện tượng chống cưỡng chế đối với những dự án công ích.
Vậy tại sao một con người có cống hiến cho công ích xã hội như Đoàn Văn Vươn lại chống cự mãnh liệt chủ trương thu hồi đất của chính quyền?
Nếu quả thực chủ trương thu hồi đất là dùng cho dự án công ích, lẽ nào đã xảy ra sự đối kháng giữa hai cái thiện trong cùng tư tưởng của một con người?
Tuy vậy, thực tiễn lại thường khác xa những ngôn từ bóng bẩy. Với những gì đã và đang lộ dần ra, người dân huyện Tiên Lãng đang không nhìn thấy bóng dáng của một dự án công ích nào cả.
Thay vào đó là mùi vị của nhóm lợi ích.
Xét ra, với những hậu quả thật sự trầm trọng trong vụ việc này, vụ án khởi tố "giết người và chống người thi hành công vụ" cần được "tái thẩm", và nếu cần thiết thì phải được "giám đốc thẩm".
Điều đó cũng có nghĩa là tính chất nghiêm trọng của vụ việc đã vượt khỏi tầm giải quyết của chính UBND huyện Tiên Lãng và thậm chí cả UBND thành phố Hải Phòng.
Với hành động "tức nước..." của người bị thu hồi đất, cùng những dấu hiệu thiếu minh bạch ít nhất về thủ tục hành chính đối với đất thu hồi, một bài học cần được rút ra là không chỉ trường hợp anh Đoàn Văn Vươn mà cả chính quyền UBND huyện Tiên Lãng cần được các cấp có thẩm quyền ở trung ương kiểm tra, thanh tra và xem xét thấu đáo về trách nhiệm đối với những người có trách nhiệm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
- Tây Ninh tăng cường kiểm tra các cơ sở khả năng gây ô nhiễm cao
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Ban Tổ chức cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” xin trân trọng giới thiệu đội ngũ chuyên gia sẽ đảm nhận vai trò đánh giá các sáng kiến về bảo vệ môi trường tại cuộc thi năm nay.