Tin môi trường và bạn đọc » Nên đọc
"Nhân tai" thủy điện
(12:49:59 PM 18/11/2013)Xả lũ thủy điện gây ngập nhà dân- Ảnh minh họa IE
Thống kê chưa đầy đủ tính tới hết ngày 17-11 cho thấy trận lũ kinh hoàng đang quét qua miền Trung đã làm ít nhất 34 người chết và mất tích. Lũ lụt đã cô lập nhiều vùng dân cư rộng lớn. Phố cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới - cũng chìm sâu trong dòng nước lũ mà có nơi ngập sâu tới 3 m. Tuyến giao thông huyết mạch hoàn toàn tê liệt do bị nước lũ cắt đứt…
Theo các cơ quan hữu trách ở Trung ương, trận lũ lịch sử hiện nay ở miền Trung là do mưa quá lớn lại diễn ra trong thời gian ngắn. Trong đó có những nơi mưa tới 500-600 mm chỉ trong 1 ngày. Tóm lại, theo như các cơ quan có trách nhiệm thì lũ lịch sử là do… ông trời, chứ hoàn toàn không phải do thủy điện xả lũ góp phần khiến lũ lụt thêm nặng nề.
Thế nhưng, nếu nhìn lại lịch sử có thể thấy trận lũ kinh hoàng hiện nay không hẳn chỉ là do mưa lớn. Cách đây hơn 1 thập kỷ, miền Trung cũng phải hứng chịu một trận lũ khủng khiếp vào năm 1999. Những cơn mưa như trút trong 2 ngày 2 và 3-11-1999 đã tạo ra lượng mưa kỷ lục 1.384 mm ở Huế, lượng mưa được cho đứng thứ 2 thế giới trong lịch sử sau lượng mưa lớn chưa từng thấy 1.870 mm đo được tại Cilaos trên đảo Reunion (Pháp).
Nói cách khác, chưa phải mưa kỷ lục song miền Trung lại đang phải gánh chịu một trận lũ lớn nhất từ trước tới nay. Điều đáng nói là trong khi các cơ quan hữu trách ở trung ương khẳng định lũ lịch sử không có sự “tiếp tay” của thủy điện song các địa phương, trong đó có Bình Định, lại cho rằng thủy điện bất ngờ xả lũ ồ ạt làm nước dâng nhanh khiến người dân không kịp trở tay.
Chưa có kết luận chính thức “nhân tai” thủy điện đã khiến lũ lụt hiện nay ở miền Trung thêm nặng nề song nhìn sâu xa có thể thấy rằng thủy điện không thể vô can. Do đặc điểm sông suối dày lại có độ dốc lớn nên miền Trung từ lâu được xem là mảnh đất màu mỡ để thủy điện mọc lên như nấm. Thứ nấm tai hại với môi trường mọc lên cũng đồng nghĩa với việc rừng bị chặt phá, bóc trần. Không còn thảm thực vật che phủ, giữ nước chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến mưa xuống bao nhiêu lập tức ào ào đổ về xuôi khiến lũ dâng lên nhanh kỷ lục.
Với trách nhiệm “tư lệnh” lĩnh vực đã được Quốc hội và Chính phủ giao phó, Bộ Công Thương và người đứng đầu bộ này không thể thoái thác trách nhiệm khi để “nhân tai” thủy điện hoành hành, giáng tai họa trong trận lũ lịch sử hiện nay cũng như các đợt lũ lụt lớn vừa qua và có thể là sắp tới ở miền Trung.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
- Người dân Cự Đà hồ hởi đón mừng Cây Di sản
- Trung tâm Ứng phó Sự cố Môi trường Việt Nam xuát bản Tập san gắn kết yêu thương bảo vệ môi trường
- Long An: Khuyến khích người dân giám sát, phản ánh về ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 chủ đề: “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.