»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:32:32 AM (GMT+7)

"Miếng da lừa" thủy điện

(20:38:45 PM 27/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Chúng ta đã được học từ nhỏ rằng đất nước ta bể bạc rừng vàng, tài nguyên vô tận! Những ưu thế ấy nay không còn nữa. Hai yếu tố làm nên “giang sơn” là nước và rừng, không hề và cũng không thể vô tận, ngược lại, đang cạn kiệt, khô cháy. Nước ngọt, tài nguyên thỏa thuê với lượng mưa trên 2.500mm/năm, với 2.200 con sông lớn bé (có nước nào phong phú được như thế không?), thì nay cũng đang gần kề nguy cơ “hết nước chạy rông” rồi.

Ảnh minh họa

 

 

Nguy hiểm không kém là tài nguyên rừng, không hề và chưa bao giờ là vô tận, là vàng bạc. Rừng là thần hộ mệnh của giải đất hình chữ S nhiệt đới lại đang cần bảo vệ hơn bao giờ hết.

 

Làm thủy điện được quảng cáo là điều tiết hợp lý tài nguyên nước. Nhưng thực ra đang tạo ra khan hiếm nước dân sinh và lụt lội nguy hại. Những vụ kiện cáo “đòi nước” do thủy điện hớt tay trên ngày càng nhiều, phạm vi càng rộng, thường là ở cấp tỉnh hay liên tỉnh. Thủy điện An Khê – Ka Nak, Thủy điện Thượng Kon Tum được cảnh báo sẽ giết chết vùng hạ lưu và đặc biệt nghiệm trọng, Thủy điện Đăk Min đang bị 2 tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng đòi lại nguồn nước. Chỉ từ 2006 đến nay, 900 thủy điện lớn bé đã nuốt chửng gần 20.000ha rừng, trong đó có tới trên 7.500ha rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Một con số thống kê đáng giật mình: Để có 1MW điện từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, người ta phải hủy 16ha rừng!

 

Thủy điện là cần thiết và hữu ích cho nguồn điện và có lợi cho nông nghiệp nếu điều tiết khoa học và hợp lý. Nhưng khốn thay, thủy điện lại là siêu lợi nhuận cho nhóm lợi ích hay cá nhân, việc “điều tiết hợp lý” đang thực sự chỉ là giấc mơ giữa ban ngày! Bởi vì không ai tự giác nhường “lợi nhuận” béo bở cho người khác, không ai chịu hạn chế lòng tham. Tài nguyên thủy điện thực sự có giới hạn chứ không phải vô tận và đã đến lúc phải ngừng ngay hành động uống nước không trừ cặn với thiên nhiên. Nhà văn Pháp Honoré de Balzac trong tiểu thuyết Miếng da lừa (La peau de chagrin) kể lại số phận bi thẩm của một anh chàng được cho miếng da lừa ước gì được nấy, nhưng mỗi lần ước là miếng da thu lại một ít và khi miếng da co hết thì anh ta cũng tàn đời. Chúng ta đang mê muội cầm miếng da lừa khắc nghiệt ấy để làm thủy điện.

 

Hãy ngừng lại ngay các dự án thủy điện để tính toán lại tài nguyên nếu không muốn bị hủy diệt vì “miếng da lừa”! 

Nguyễn Quang Thân
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Miếng da lừa" thủy điện

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải

(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI