»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:57:28 AM (GMT+7)

Đập Xayaburi có nguy cơ giết chết dòng sông Mê Công

(15:58:50 PM 27/11/2014)
(Tin Môi Trường) - TMT giới thiệu bản dịch bài báo "Đập Xayaburi có nguy cơ giết chết dòng sông Mê Công" đăng trên Bangkok post 26/11/14 nhân chuyến thăm của Thủ tưong Thái Lan đến Việt Nam.

Các phiên thảo luận gần đây tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 25 đã kết thúc với nhiều tuyên bố quan trọng. Tuyên bố Nay Pyi Taw về sứ mệnh 2015 – vị thế của cộng đồng ASEAN, hướng dẫn dự thảo tầm nhìn 2016-2025, một trong số đó là thúc đẩy ASEAN trở thành “cộng đồng hoạt động dựa trên những nguyên tắc, giá trị và chuẩn mực chung”.


Đập[-]Xayaburi[-]có[-]nguy[-]cơ[-]giết[-]chết[-]dòng[-]sông[-]Mê[-]Công

 
Dân làng từ tám tỉnh dọc theo sông Mê Công biểu tình phản đối việc xây dựng đập Xayaburi. Con đập có nguy cơ gây hại không chỉ đến hệ sinh thái sông Mê Công và sinh kế của người dân nơi đây mà còn ảnh hưởng đến Thái Lan và các nước láng giềng khác. THITI WANNAMONTHA


 
Một mục tiêu khác cũng đầy tham vọng trong tuyên bố chung ASEAN về Biến đổi khí hậu năm 2014 là “theo đuổi các cơ hội xây dựng cơ chế cac-bon thấp”, Bộ trưởng Năng lượng Narongchai Akrasanee của Thái Lan đã lưu ý rằng ông có thể đẩy mạnh việc phát triển năng lượng nhiệt điện trong Kế hoạch phát triển năng lượng 2015-2035 “vì nó được cho là rẻ hơn”.

Tuy nhiên, giấc mơ táo bạo của ASEAN và đã may mắn đạt được là những “kết quả ban đầu của Bộ quy tắc ứng xử trên Biền Đông” đã kiềm chế tham vọng mở rộng lãnh thổ của Bắc Kinh. Để chắc chắn, Trung Quốc đang giữ thái độ ôn hòa khi nói chuyện, có thể nhận thấy trong thời gian xây dựng tiền đồn trên các rạn san hô, các đảo. mặt khác lại phá vỡ tính đoàn kết trong các thành viên ASEAN bằng cách chuyển vị thế của Lào và Campuchia thành hai quốc gia đối tác khách hàng và Myanma, Thái Lan được đẩy lùi phía sau.

Mặc dù còn nhiều cam kết đáng chú trọng tại Hội nghị thượng đỉnh với các nguyên tắc chia sẻ và phát triển bền vững dưới mọi hình thức, nhưng lại không hề có một đề cập chính thức nào liên quan đến một trong những vấn đề đang gây tranh cãi nhất hiện nay mà cộng đồng ASEAN đang phải đối mặt- đó là việc khai thác hạ lưu sông Mê Công để xây dựng đập thủy điện mà không có bất kỳ đánh giá tác động xuyên biên giới nào đối với các nước láng giềng vùng hạ lưu.

Không chỉ là vấn đề sông Mê Công – vấn đề xung đột mà ASEAN cần quan tâm là các công ty của Trung Quốc và Thái Lan, đang bắt tay kết nối với các nhà chính trị Myanmar để xây các đập trải dài trên sông Salween và Irrawady, đó là chưa kể đến những thiệt hại không thể phục hồi mà Trung Quốc đã gây ra cho hạ lưu sông Mê Công với các dòng thác của đập thủy điện trên thượng nguồn của con sông.

Đối với Don Sahong cũng thuộc địa phận đất nước Lào gần biên giới Campuchia, một dự án thủy điện khác của một công ty Malaysia được cho là 1 trở ngại đối với thủy điện khổng lồ của Trung Quốc. Các nghiên cứu cảnh báo rằng con đập sẽ chặn đường di cư duy nhất của các loài cá trong mùa khô. Không cần phải tranh cãi khi hàng ngàn người dân Campuchia đã biểu tình phản đối dự án và hơn 200.000 chữ ký của người dân trên toàn thế giới đã ký vào bản kiến nghị gửi lên WWF.

Đây là thực tế khá khó khăn, thách thức sự đoàn kết của công đồng ASEAN mà không ai muốn nhắc đến. Đã đến lúc phải cần hy sinh những lợi ích quốc gia ngắn hạn cho sự hài hòa và bền vững của khu vực.

Thái Lan có dám đương đầu với thử thách hay không? Chính phủ liệu có đủ những biện pháp cải cách mở cửa đối với những nhu cầu của người dân trong nước và các nước láng giềng như chúng ta đã vạch ra trong 1 chặng đường bất thường của công cuộc tái thiết kiến trúc quốc gia của Vương quốc này hay không?

Nếu có thì vấn đề phức tạp nhất hiện nay trong chuơng trình cải cách năng lượng quốc gia, với sự phân chia dài hạn các mối quan hệ nền tảng giữa ba thành viên cộng đồng ASEAN – đó chính là dự án thủy điện Xayaburi tại Lào.

Dự án đã đặt ra một mối de dọa kinh khủng đối với sinh kế của 20 triệu người dân Thái Lan, 40 triệu người dân Lào, Campuchia và Việt Nam. Đó cũng là một thảm họa sinh thái trong quá trình triền khai.

Đó cũng là nhận định của tổ chức bảo tồn thiên nhiên lớn nhất thế giới WWF, một trong số ít các tổ chức phi chính phủ (NGO)  hoạt động về  môi trường bày tỏ thái độ ủng hộ các dự án thủy điện bền vững mà vẫn đáp ứng được các tiêu chí Đánh giá độc lập về Tác động Môi trường (EIA) và được quốc tế chấp nhận. Đập Xayaburi, tất nhiên không đáp ứng bất kỳ tiêu chí đánh giá nào và đó là một trong những lý do tại sao công chúng khắp nơi đều cho Xayaburi là con đập có khả năng gây tổn hại nhất trên thế giới.

Mọi người dân đang tự hỏi liệu Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha sẽ phải đối mặt với những câu hỏi chất vấn từ phía Việt Nam khi ông đến thăm Hà Nội vào thứ sáu này hay không. Chẳng hạn như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có thể sẽ cân nhắc vì sao Việt Nam lại nên xúc tiến với dự án lớn về hóa lọc dầu với Công ty Năng lượng Thái Lan PTT trong khi công ty này lại là cổ đông lớn thứ hai của dự án Xayaburi mà các cơ quan chính phủ của Thái Lan lại là những nơi đầu tiên cấp phép.
 
Phát biểu tại cuộc họp cuối cùng của Ủy hội sông Mê Công (MRC), Thủ tướng Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, thủ tướng Việt Nam đã cho biết 27% GDP cả nước, 90% lượng gạo xuất khẩu và 60% kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản sẽ gặp rủi ro nếu đập Xayaburi được hoàn thành vì sự gián đoạn dòng chảy trầm tích sẽ đe dọa đến tính toàn vẹn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa chính của Việt Nam.

Thủ tướng Prayut cũng nên lưu ý rằng vào ngày 15/04/2011, Chính phủ Việt Nam đã ra tuyên bố “Các quyết định về dự án Xayaburi cũng như tất cả các dự án thủy điện khác trên dòng chính của sông Mekong cần phải được hoãn lại ít nhất là 10 năm”.

Đây là phản ứng chính thức của Việt Nam trước tiến trình tham vấn và thỏa thuận của MRC, bắt buộc áp dụng đối với tất cả các dự án trên dòng chính của sông theo Hiệp định Mê Công 1995 đã được 4 quốc gia thuộc hạ lưu sông Mê Công cùng ký kết. Ngay sau đó, chính phủ Lào đã bất ngờ đơn phương tuyên bố quá trình tham vấn sẽ sớm được hoàn tất.

Căn cứ vào quyết định này, chính phủ Thái của chúng ta đã ký ngay hợp đồng mua bán điện từ Xayaburi bất chấp sự phản đối quyết liệt từ Việt Nam và Campuchia.

Đối tác phía Campuchia của Thủ tướng Prayut chắc chắn cũng sẽ quan ngại đến sự mất cân bằng trước mắt về mối quan tâm chung của cả hai bên. Tại sao Campuchia lại đáp ứng yêu cầu của Thái Lan trong chiến lựơc phát triển thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi trong khi chính phủ Thái Lan lại bỏ ngoài tai sự phản đối của Campuchia đối với dự án Xayaburi?

Để giải quyết những căng thẳng với hai trong số các đối tác chính của ASEAN, Narongchai - Bộ trưởng Năng lượng Thái Lan và ông Pridiyathorn Devakula - Phó Thủ tướng Chính phủ về kinh tế nên thuyết phục nội các ra lệnh hủy bỏ ngay lập tức hợp đồng mua bán điện của công ty Điện lực Thái Lan từ dự án thủy điện Xayaburi để dừng ngay việc xây dựng đập đầu tiên trên dòng chính sông Mê Công và sẽ tránh được những thảm họa kinh tế-xã hội cũng như thảm họa sinh thái cho sau này.

Có ba lý do chính để chính phủ của chúng ta cần phải thực hiện hành động táo bạo đó để nhằm hướng đến một sáng kiến mang tính đột phá và đoàn kết ASEAN.

Thứ nhất, đập Xayaburi sẽ mang lại tác động xuyên biên giới, ảnh hưởng đáng kể đến 60 triệu người dân Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam, tất cả đều  sống phụ thuộc vào nghề đánh bắt thủy sản trong nước trên dòng sông Mê Công, nguồn cá lớn nhất thế giới. Điều này sẽ khiến mối quan hệ giữa Thái Lan và các thành viên ASEAN gặp nhiều bất đồng trực tiếp.

Thứ hai, mặc dù đây là một con đập “chạy trên sông” sẽ có một số tác động nhất định đến chế độ thủy văn của sông Mê Công, với hồ chứa trải dài trên 60km sẽ gây những ảnh hưởng lâu dài đến sự di cư của các loài cá và các dòng chảy của trầm tích.

Trên khắp hành tinh này, khái niệm về một con đập không gây tác động đối với dòng chảy trầm tích và đường di cư của các loài cá chưa bao giờ được xây dựng thành công trên một con sông nhiệt đới lớn nào. Các giải pháp được công nhận về mặt kỹ thuật nhằm giảm thiểu tác động của Xayaburi lên sự di cư của các loài cá và dòng chảy trầm tích được cộng đồng quốc tế chấp nhận được xem là không hề tồn tại.

Thứ ba, Thái Lan không cần nguồn năng lượng thủy điện từ đập Xayaburi và việc dừng xây dựng đập sẽ không gây ảnh hưởng nào đến nguồn cung cấp điện cho Thái Lan khi dự án được dự kiến hoàn thành vào năm 2019. Có rất nhiều lựa chọn bền vững hơn để đáp ứng nhu cầu năng lượng điện ở Thái Lan tương đương với sản lượng điện tiềm năng từ đập Xayaburi. Dự thảo của Bộ Năng lượng hiện đang xây dựng về Kế hoạch Phát triển Năng lượng mới của Thái Lan có thể dễ dàng thay thế sản lượng 1,260 MW cung cấp từ Xayaburi bằng các dự án thủy điện khác ít gây tổn hại hơn của Lào nằm trên các nhánh của sông Mê Công.

Thủ tướng cần cân nhắc rằng vẫn còn thời gian để ngăn chặn dự án Xayaburi. Xây dựng con đập cắt ngang dòng chính của sông Mê Công dự kiến sẽ khởi công từ đầu năm 2015. Tuy nhiên một khi việc xây dựng được tiến hành, con đập sẽ gây ra những thiệt hại không thể phục hồi về sinh thái và thủy văn trong toàn bộ hệ thống lưu vực sông.

Theo Bankok post
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đập Xayaburi có nguy cơ giết chết dòng sông Mê Công

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI