Di sản xanh » Mỹ thuật
Vui một thú chơi
(10:01:26 AM 03/01/2012)Chẳng có cái cao đạo như cụ Sển ở Sài Gòn tìm kiếm đồ gốm. Chẳng có cốt cách tầm tiền cổ như anh Huy người Huế. Cũng chẳng đủ thân thiện, bỗ bã như anh Kôi “bèo” ở ngõ Quỳnh, ra đến mép chợ đã cười phớ lớ rồi chỉ mặt chửi yêu từ các “đại gia”, dân buôn đến kẻ “đi sứ” (những người ít vốn, chuyên đi lùng sục, nhặt nhạnh, mua gom đồ).
Mục đồng cưỡi trâu mà như quân tử ngồi trên ghế gỗ đời Minh trong tư gia của một đại phu! |
Tôi chỉ mua những con vật ứng với mười hai con giáp. Tiêu chí chọn món đồ là không cần quan tâm đến chất liệu mà chỉ thích đìdai. Chẳng cần biết đồ thật hay giả, chỉ cần ưng cái bụng. Cũng không quan tâm đến đồ Tàu, đồ Tây hay đồ Việt, chỉ mong được… tự sướng với vài suy nghĩ nông hửng. Nếu bắt được món đồ nào nho nhỏ, xinh xinh thì chế thành cán con dấu Tủ Sách Xuân Bình. Những món đồ này giúp tôi dễ phân biệt được con dấu từng năm trong bộ sưu tập. Tỷ như năm Ngọ mua được cái đầu ngựa vuông vức, mạch lạc, khỏe khoắn. Đồ của Tàu nhưng khối điêu khắc lại rất Tây.
Một tinh thần cầu Nhàn, cầu Lợi? |
Vậy là hí hửng tự thưởng cho cái duyên chộp được món đồ kết hợp tinh thần Đông - Tây, rất “đương đại”. Hoặc năm Thân bắt được điêu khắc đồng Hầu vương đang chăm chú đọc sách, khoái chí vô cùng bởi rất đồng cảm với “thông điệp”: đọc như… Khỉ! Xuân nay ra chợ rất phởn vì ẵm được hai điêu khắc mục đồng chăn trâu đọc sách. Cả chợ chỉ có hai món, đều bằng đồng. Phởn bởi vì mấy bữa trước, có cơ duyên gặp lại thầy Cung Khắc Lược (Tiến sĩ, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm) ở quán khắc dấu đầu phố Hàng Quạt.
Tôi không biết chữ Hán, cũng chưa học thầy một buổi nào nhưng xin mạo muội xưng hô như vậy mặc dù biết thế là chưa phải phép. Thầy kể, phải mất mấy mươi năm mới tìm được và hiểu được chín chữ khắc trên bản mộc tranh Trâu. Thầy bảo tranh Trâu Việt Nam có 15 loại. Nhưng 14 bức kia chỉ cầu Nhàn, thích hưởng Lợi. Bức còn lại mô tả mục đồng tựa vào lưng trâu đọc sách, trên một sừng trâu còn tòn ten treo dăm quyển sách thánh hiền.
Bản khắc gổ "phục chế" bức tranh chăn trâu đọc sách |
Bức tranh đẹp ở chỗ nó nhắc người dân phải chăm chút cho sở học. (Cao hứng, hôm đó tôi bảo mấy ông thợ khắc trẻ “phục chế” cho đôi bức lớn. Một dành tặng thầy. Một mang về treo ở nhà coi như góp “gia tài” truyền tặng cho các con, các cháu). Mấy bữa nay, ngắm thấy điêu khắc mục tử chăn trâu đọc sách còn khác tranh khắc gỗ ở một chi tiết rất hay. Chú bé không cầm roi vụt trâu mà buông lửng trên tay một cành sen. Mục đồng áo quần nghiêm ngắn. Cưỡi trâu ghế gỗ đời nhà Minh trong tư gia của một đại phu. Và hình ảnh đó từa tựa huyền tích Lão Tử cỡi Trâu đi vào cõi vô cùng. Quả là an nhiên và đạt đạo.
Một góc chợ cuối năm mở trên phố Hàng Mã, Hà Nội Ôm Trâu, đang bước vui bất chợt nhìn thấy sát mép cống một con cóc bằng đất nung. Dân buôn ngâm thêm chút bùn để chứng tỏ hàng mới được “lộ thiên”. Có lẽ ngày trước các ông đồ nghèo đã lấy đất nặn cóc rồi quẳng vào lò gạch nung chín thành nghiên mài mực. Món đồ này, tinh thần xem ra chẳng khác mấy chiếc nghiên đồng hình thú dát vàng thời Đông Hán (25 - 220) đang cất giữ ở bảo tàng Nam Kinh - một trong 100 bảo vật của Trung Hoa. Nhưng ngẫm kỹ thì thấy “đồ” của mình không xù ra một thế quý phái lành lạnh, mà nó mộc mạc, tình cảm và gần gũi hơn. Bây giờ đâu cần mài mực, tôi mua cóc về để làm gạt tàn. Cũng mong chăm chăm chút chút cho thú “oi khói” nhằm phụng sự cái nghiệp đèn sách. “Oằn lưng, vẫn ước cậu ông Trời ?” Tối nay, bạn đến nhà uống rượu bàn công chuyện. Ngẫm nghĩ thế nào bèn lôi trâu, cóc ra để hầu vui. Ngắm mãi những tàn thuốc nóng đỏ trên “gạt tàn” mà vẫn không thấy “cóc” mở miệng, có người buông đôi câu đối: Sốt vó, còn mơ trâu cụ Lão! Oằn lưng, vẫn ước cậu ông Trời?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
- Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-02
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.