»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:23:45 PM (GMT+7)

Trong tâm thức của người Việt, Hương Sơn là cõi Phật

(07:01:57 AM 02/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Nếu chỉ là cảnh đẹp không thôi, thiếu bàn tay con người tạo dựng và biết tới thì ý nghĩa của cảnh đẹp ấy cũng có phần hạn chế. Tìm ra động Hương Tích, dựng thảo am Thiên Trù là do ba vị hòa thượng, thời vua Lê Thánh Tông (1442-1497) kế tiếp gây dựng. Sau đó vào nửa cuối thế kỷ XVII thời Lê Trung Hưng, hòa thượng Trần Đạo Viên Quang Chân nhân đã chấn hưng cõi Phật Hương Sơn .
 
 
Ảnh minh họa

Cho đến đầu thế kỷ XX, toàn khu thắng cảnh Hương Sơn đã mọc dậy trên một trăm nóc chùa, trong đó có những ngôi chùa được xây dựng có qui mô lớn, nghệ thuật tinh xảo, như chùa Tam Bảo, đến nhà tổ ở Thiên Trù thành tòa điện Phật tráng lệ. Kể từ đó tới nay, công việc kiến tạo chùa có lúc hưng, lúc thịnh nhưng chùa Hương không bị lãng quên trong tâm trí nhân dân. Điều này phản ánh vai trò của đạo Phật trong việc gây dựng, phát triển Hương Sơn thành một đại kỳ quan của đất nước.

Nguồn tư liệu thứ hai đáng chú ý là Phật thoại. Theo cuốn Nam Hải Quán Thế Âm một truyện nôm ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII - XIX thì chùa Hương là nơi lưu dấu tu hành của công chúa Diệu Thiện con vua Diệu Trang Vương nước Hưng Lâm. Dân gian quen gọi công chúa Diệu Thiện là Bà Chúa Ba. Bà tu hành chín năm ở động Hương Tích đắc đạo trở thành Đức Quán Thế Âm bồ tát, sau trở về diệt trừ cái ác, đáp hiếu cha mẹ, phổ độ chúng sinh.

Do vậy, đến với Hương Sơn là cuộc hành hương vào nơi tu hành của bà chúa Ba. Vào Hương Sơn là vào cõi Phật nên phải xử sự theo cách ứng xử của các tín đồ đạo Phật. Người đi kẻ lại, gặp nhau chào hỏi, câu cửa miệng là Nam Mô A di đà Phật. Trong cách nói dân gian, người ta bảo đi chùa Hương, chứ ít ai nói đi du lịch Hương Sơn là vậy
 
Đạo Phật đã ngấm vào lòng người, khẳng định vị trí ở Hương Sơn mà hệ quả là được triển khai trong một không gian ba tuyến, với hệ thống chùa chiền, tượng đài có nhà sư trụ trì, làm công việc truyền đạo và hành lễ, dẫn tới các sinh hoạt cũng mang đậm phong cách nhà Phật. Người Việt phần nhiều theo đạo Phật thì việc hàng năm đông người đi hội cũng là điều dễ hiểu, tạo nên sắc thái một mùa hội chùa (hội tôn giáo) ở đất Hương Sơn.
 
Ngày hội của các chiếu hát chèo, hát văn:

Hương Sơn là đất Phật. Phần nhiều người đi chiêm ngưỡng thiên nhiên và lễ Phật thường ưa phong thái tĩnh nên những gì thái quá đều bất cập. Vì thế, hội chùa nhộn nhịp mà không náo nhiệt. 

Thông thường các tín đồ đạo Phật vào chùa Hương đi thành đoàn. Sau lễ Phật, các vãi thường ở một nơi và nhóm dậy hình thức sinh hoạt vui là hát chèo đò. Hát chèo đò được thực hiện ở bất cứ chỗ nào, đông vui hơn cả là ở sân chùa, sân nhà tổ. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác như chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật gọi là kể hạnh. Các vãi già nghe hát, chắp tay thành kính và xướng lại lời con hát như thể thức hát - hò. Đây là một sinh hoạt được các vãi hâm mộ.

Khi ấy, những đoàn tín đồ theo tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ đến lễ các Thánh Mẫu ở các đền, điện thờ, như điện trước chùa Giải Oan, điện Cô gần động Tuyết Sơn, đền Mắc Võng thờ bà Chúa Thượng Ngàn... ở những nơi này thường có hầu bóng kèm theo múa. Rồi hát văn. Thầy cung văn hát có trống chầu, bộ nhạc cụ đàn, sáo, nhị, hồ dân tộc phụ trợ. Lời hát văn nhiều chỗ khó hiểu nhưng nhịp điệu hát lại luyến láy, gợi cảm, ăn nhập với nhạc cụ dân tộc.

Tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ và các lễ thức kèm theo là một vấn đề lý thú đang được giới nghiên cứu văn hóa dân gian quan tâm luận giải.

 Đi hội chùa Hương để chiêm ngưỡng những di sản văn hóa đặc sắc:

Hương Sơn không chỉ hấp dẫn du khách ở vẻ đẹp thiên tạo, nơi đây còn giữ lại dấu tích văn hóa của nhiều giai đoạn lịch sử. Đó là những sản phẩm vô giá kết tinh tài năng trí tuệ, tâm tư tình cảm của nhân dân lao động, phản ánh tư tưởng của các thời đại.

Cho tới hôm nay không kể những tầng văn hóa (ốc, đá, xương thú) của người nguyên thủy phát hiện ở hang Sũng Sàm (tuyến Long Vân) có niên đại trên một vạn năm (1) mang truyền thống đá cuội, gạch nối văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn (2) thì cổ vật ghi niên đại sớm nhất ở Hương Sơn là quả chuông đồng có tên là "Bảo Đài Hương Tích Sơn hồng chung" (3).
 
Ngoài ra đáng lưu ý là quả chuông đúc thời Tây Sơn niên hiệu Cảnh Thịnh nhị niên (1793) trước treo trong động Hương Tích, nay treo ở nhà tổ chùa Thiên Trù. Văn khắc trên chuông cho biết công lao của nhà sư tự Hải Viên đã đi phổ khuyết thập phương đúc nên quả chuông này. Chuông cao 1m02, đường kính đáy là 0,56m. Thân chuông có gờ chia làm bốn múi. Bốn góc nổi bốn vú chuông, xung quanh vú là hạt tròn trông như hình bông cúc. Chuông chùa như khí cụ tụ linh khí núi sông và phát tiếng ngân vang vọng như những đợt mưa thấm nhuần vào chúng sinh.

Ngoài giá trị của tượng Phật như đã nói ở phần trên thì ở chùa Hương cổ vật bằng đá khá nhiều. Điển hình là bia đá. Loạt bia dẹt, bia trụ (tứ trụ, lục trụ...), bia ma nhai (bia mài khắc trên vách đá) theo thống kế sơ bộ có khoảng 60 đơn vị (4). Trong đó bia có niên đại sớm nhất là bia Thiên Trù tự bi ký hiện dựng ở nhà bia trên đường từ bến Thiên Trù vào chùa. Bia có niên đại Chính Hòa thứ bảy (1686).
 
Nhờ bia này người đời sau biết được thời ấy hòa thượng Viên Quang "một lòng thanh khiết, tinh thông tam bảo, trong tu sửa động báu Hương Tích, ngoài mở Phật cảnh Thiên Trù".

Đây là tấm bia đá lớn, diềm bia được người nghệ sĩ chạm đẽo công phu, các nét chạm bay bướm mà khỏe khoắn đưa được hơi thở của cuộc sống dân dã lên mặt bia qua hình tượng các con vật như voi, cua, trâu, vịt... rất có giá trị phản ánh tư tưởng của đương thời. Ít nhiều có giá trị nghệ thuật là bệ đá đặt trước điện thờ Phật ở động Hương Tích thuộc loại hình nghệ thuật thời Lê - Trịnh do hai vương phủ Nguyễn Hữu Phước - Lê Trung Vũ.
 
.Một chùa Hương khác lạ trong tinh hoa ẩm thực

 

Nhắc đến chùa Hương, ai cũng nghĩ đến những trái mơ nhỏ quả nhưng lại thơm ngon.và cái hương vị thanh đạm của  Chè củ mài Chùa Hương vừa mát vừa thơm. Thế nhưng có lẽ đặc biêt hơn cả vẫn là rau sắng, rau rắng là loại cây quí hiếm chỉ có tại nơi đây , chính vì thế đã khiến không ít người phải lặn lội tìm đến nơi đây để mua cho bằng được loại rau quí hiếm  này.
 
Không giống như các loại rau khác chỉ cần trồng ngày một ngày hai là đã được hái lá. Riêng đối với cây rau sắng, từ khi trồng đến khi được hái lá lần đầu tiên thì phải sau ít nhất là 3-5 năm, và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Vì là loại rau quí hiếm, lại nổi tiếng thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, không những bổ dưỡng cho sức khoẻ mà còn có tác dụng chữa bệnh, nên rau sắng được người dân trong làng bán với giá từ 50.000-300.000đ/kg. !.món ăn Rau sắng chùa Hương cũng từng đi vào thơ ca :
 
Muốn ăn rau sắng chùa Hương
Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa
Mình đi, ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú cái cà thì thâm.
(Tản Đà )
 
Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ là một cuộc hành hương về với chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết nó còn là là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.
Phùng Thế Trường - Sinh viên K 3A Sư phạm Mỹ thuật -Trường ĐHSPNTTW
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trong tâm thức của người Việt, Hương Sơn là cõi Phật

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI