»

Thứ tư, 30/10/2024, 20:19:11 PM (GMT+7)

Triển lãm ảnh “POT-AU-PHỞ”

(16:58:05 PM 31/03/2018)
(Tin Môi Trường) - Triển lãm ảnh POT-AU-PHỞ, một dự án hợp tác giữa Julien Brun (Pháp) và Nguyễn Dạ Quyên (Việt Nam), sẽ được khai mạc vào lúc 10:00 sáng thứ bảy 07/04/2018 tại TOONG 126 Nguyễn Thị Minh Khai nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Pháp.

Triển lãm ảnh POT-AU-PHỞ kéo dài từ 07/04/2018 – 30/04/2018. Ý tưởng về dự án Pot-Au-Phở ra đời vào 2011. Triển lãm này lấy cảm hứng từ cuộc sống thường nhật ở Việt Nam và bật mí mối liên hệ độc đáo trong ngôn ngữ giữa hai nước. Dự án POT-AU-PHỞ sẽ giới thiệu 38 tác phẩm trong đợt triển lãm này. Từ điển tiếng Việt hiện đang có tầm hơn 500 từ ngữ có gốc Pháp hay từ hỗn chủng với tiếng Pháp, như từ Pâté (thịt ba tê), Poupée (búp bê), Rideau (màn ri đô), Rodage (chạy rô đa), Rondelle (lông đền), Sandale (giày xăng đan), Sapotier (quả sa bô chê), Savon (xà bông), Balcon (ban công), Bandeau (băng đô), Bidon (bình bi đông), Bleu (lơ, xanh lơ), Essence (xăng), Buffet (tủ búp phê), Café (cà phê), Carreau (ca rô), Champagne (sâm panh), Choux Fleur (súp lơ), Chouchoute (su su), Cirque (xiếc), Crème (cà rem), Divan (cái đi văng).... Pot-Au-Phở ghép từ chữ “Pot-au-feu” của Pháp và “Phở” của Việt Nam, như là nét giao thoa văn hóa Việt-Pháp, hay dấu ấn từ gốc Pháp trong tiếng Việt.

 

Triển[-]lãm[-]ảnh[-]“POT-AU-PHỞ”[-]
 
Pot-Au-Phở ghép từ chữ “Pot-au-feu” của Pháp và “Phở” của Việt Nam, như là nét giao thoa văn hóa Việt-Pháp, hay dấu ấn từ gốc Pháp trong tiếng Việt. 
 
Pot-Au-Feu của Pháp
 
Pot-Au-Feu là món súp bò hầm của Pháp có xuất xứ từ thế kỷ 11, nhưng mãi đến năm 1673 mới xuất hiện trong từ điển. 
 
Phở của Việt Nam
 
Kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã có nhiều tranh cãi về nguồn gốc ra đời của phở cũng như nơi xuất xứ thực sự hay thời điểm ra đời chính thức. Có thể xem phở là một trong những ví dụ đặc trưng cho khái niệm bricolage (lai ghép) mà nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc dùng để chỉ đặc tính cơ bản của văn hóa Việt Nam: nghĩa là thiên hướng lai ghép (chủ yếu tiếp thu, kết hợp, biến tấu từ nhiều nguồn ngoại lai) hơn là tự thân sáng tạo. Phở dù chịu ảnh hưởng rõ của văn hóa ẩm thực do người Pháp mang tới Việt Nam nhưng nó không phải là sáng tạo ẩm thực độc quyền của những người phương Tây. Nó cũng mang ảnh hưởng rõ của văn hóa ẩm thực từ cộng đồng người Hoa ở Việt Nam nhưng cũng không phải hoàn toàn sáng táo độc nhất của người Hoa. Nói tóm lại, phở là sản phẩm kết hợp của ba nét văn hóa ẩm thực là Việt-Pháp-Hoa trong đó người Việt đóng vai trò là chủ thể tổng hợp (tiếp nhận và biến tấu) hơn là tự mình sáng tạo ra cái mới hoàn toàn. Tuổi khai sinh của phở chẳng được sử liệu ghi nhận chính thức. Các cuốn tự điển Việt như Tự điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ "phở". Tự điển Huỳnh Tịnh Của (1895), Tự điển Genibrel (1898) cũng vậy.  Danh từ phở được chính thức ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo: "Món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò". Điều này củng cố thêm luận chứng phở chỉ có thể sinh ra trong khoảng từ 1900 - 1907.
 
 Triển[-]lãm[-]ảnh[-]“POT-AU-PHỞ”[-]
 
Chuyện bên lề 
 
Tiếng Pháp đã có ảnh hưởng đáng kể đến tiếng Việt và các từ ngữ gốc Pháp thâm nhập khá nhiều vào tiếng Việt, chỉ sau từ Hán-Việt. Sự ảnh hưởng này là do tiếng Pháp được sử dụng trong các văn bản, giấy tờ của Nhà nước và trong giảng dạy ở nhà trường, cũng như trong các loại sách báo khác vào nửa cuối thế kỷ XIX. Ảnh hưởng này kéo theo sự xuất hiện của nhiều từ gốc Pháp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong khoa học - kĩ thuật. Nhìn chung, khi được đưa vào tiếng Việt, những từ này được Việt hoá về mặt âm đọc (thêm thanh điệu, thay đổi âm hoặc giảm bớt âm tiết). Do vậy, những từ đơn âm tiết (hoặc được đơn âm hoá), vay mượn qua khẩu ngữ dễ dàng thâm nhập vào tiếng Việt. Trong khi đó, những từ có hai hoặc nhiều âm tiết trở lên, được vay mượn thông qua sách vở vẫn còn dấu ấn ngoại lai. Đặc biệt, nhiều từ được vay mượn nguyên dạng nên tạo không ít khó khăn trong cách phát âm. Ngoài ra, từ hỗn chủng là những từ được tạo thành từ các yếu tố có nguồn gốc khác nhau, như giữa yếu tố thuần Việt và yếu tố Ấn-Âu. Cùng với sự phát triển của tiếng Việt, các từ hỗn chủng được tạo ra ngày càng nhiều, đóng vai trò quan trọng trong việc diễn đạt các khái niệm mới trong xã hội hiện đại. Ví dụ như nhà băng - "nhà" là thuần Việt, "băng" là từ tiếng Pháp banque. Từ điển tiếng Việt hiện đang có tầm gần 500 từ ngữ có gốc Pháp hay từ hỗn chủng với tiếng Pháp.
 
Vì sao triển lãm tại Toong Minh Khai?
 
Toong Minh Khai được xây dựng trong xưởng in cũ của Thông tấn xã Việt Nam, với thiết kế dựa theo ý tưởng các chữ cái để nhắc về lịch sử của toà nhà. Các chữ cái sẽ được đặt theo các góc của những hình lục giác, được khảm trên sàn beton dọc lối đi, tạo cảm giác như những chữ cái đó đang phát lộ ra từ dưới thềm nhà. Nếu liên kết những chữ cái nằm gần nhau nhất, sẽ thấy đó là những từ có ý nghĩa như: Hợp tác, Collaboration, Sáng tạo, Innovation, Truyền thống, Sharing, Diversity... Đó là những giá trị mà Toong đề cao và muốn khích lệ trong cộng đồng của mình.
Triển lãm ảnh POT-AU-PHỞ
 
Thời gian triển lãm: 07/04 – 30/04 2018. Vào cửa tự do, 08:00 – 18:00.
 
Địa điểm: TOONG Minh Khai 
 
Lối vào thuận tiện cho xe máy: Itaxa, 19 Võ Văn Tần, Quận 3, Tp.HCM – Khu C, Tầng 2
 
Lối vào thuận tiện cho xe hơi: Itaxa, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp.HCM – Khu C, Tầng 2
PHƯƠNG KHANH -Nguồn ảnh: BTC
Từ khóa liên quan: Triển lãm, ảnh , POT-AU-PHỞ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Triển lãm ảnh “POT-AU-PHỞ”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI