Di sản xanh » Mỹ thuật
Tiếng đàn từ bãi rác Hoàng Cầu
(09:44:11 AM 02/06/2012)
Giữa màn đêm u tối ở bãi rác ấy, tiếng đàn bập bùng của ông xóa tan đi bao mệt nhọc, lo toan mưu sinh...
“Nghệ sĩ” bãi rác
Không giống với hình dung của tôi về một Bốn “râu” hầm hố, ngông nghênh bởi khi hỏi tên ông, cả khu bãi rác Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội) đều biết. Bốn “râu” dáng người gầy nhỏ, nước da đen, trên môi luôn thường trực một nụ cười hiền hết cỡ.
Ông lý giải về biệt danh của mình: “Cạo râu mất nhiều thời gian quá nên mấy năm nay tôi cứ để vậy. Mọi người trong khu này thấy mình nhiều râu nên gọi bằng cái tên thân mật ấy”.
Ông tên đầy đủ là Trần Văn Bốn – 56 tuổi, quê ở Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Từ nhỏ, Bốn “râu” đã rất thích âm nhạc. Mỗi khi có đoàn văn nghệ về trung tâm huyện là ông háo hức đi bộ vài chục cây số đến xem bằng được. Năm 12 tuổi, dù nhà rất nghèo, nhưng vẫn dành tiền mua một cây đàn guitar và tự tập.
Lớn lên, Bốn “râu” nhập ngũ. Do năng khiếu âm nhạc, nên ông từng được chọn vào nhóm nhạc của đơn vị. Khi xuất ngũ, cũng nhờ cây đàn guitar mà bố mẹ vợ đã đồng ý gả con gái cho anh dù anh nghèo và cũng chẳng khéo ăn nói.
Có vợ, sinh con, Bốn “râu” phải ra Bắc vào
Những tưởng lăn vào việc này ông sẽ không còn thời gian đàn hát nhưng ngược lại, cứ ở đâu có đàn cũ hỏng là ông tìm mua bằng được rồi mang về sửa. Gần 22h, sau khi chờ mọi người trong bãi rác Hoàng Cầu tắm rửa, ăn uống xong, Bốn “râu” lại mang guitar ra gảy. Từ những bài ca chiến trường như “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”, “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây”... cho đến những ca khúc trữ tình như “Tiếng hát trên dòng sông quan họ”, “Triệu bông hồng”... Bốn “râu” đều hát rất nhẹ và êm như muốn giúp mọi người tạm quên đi những vất vả ban ngày. Dần dà, việc Bốn “râu” đánh đàn vào buổi tối đã tạo thành buổi sinh hoạt văn nghệ của xóm nhặt rác.
“Cuộc đời vẫn đẹp sao!”
Ít ai biết đằng sau tiếng đàn như muốn quên trời đất mà hằng ngày Bốn “râu” vẫn gảy luôn ẩn chứa biết bao nỗi buồn. Ông tâm sự: “Tôi vừa bán 3 cây đàn kỷ niệm rồi anh ạ! Chiếc tivi do một người bạn tặng cũng phải mang về cho thằng út ở nhà một mình xem cho đỡ buồn”.
Thằng út mà ông nhắc tới đang học dở ĐH Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh thì bị bệnh dịch hạch nên phải xin nghỉ để điều trị gần 2 năm nay. Số tiền điều trị bệnh cho con quá lớn (gần trăm triệu đồng) buộc ông phải đi vay mượn anh em ở quê, vay ngân hàng. Giờ bệnh tình của con trai đã giảm, nên Bốn “râu” lại cặm cụi đi nhặt rác kiếm tiền trả nợ.
Nơi mà Bốn “râu” và hơn 50 người trong xóm nhặt rác Hoàng Cầu ở đúng nghĩa với cụm từ “khu ổ chuột của Hà Nội”. Sáu khu lán đều có thiết kế giống nhau: Bên dưới là gầm chứa rác, nơi nấu ăn, tắm giặt. Phía trên là nơi ở. Bên ngoài các dãy nhà đều phủ kín bằng bạt, vải rách, những đống rác đã hoặc chưa phân loại.
Trong không gian và hoàn cảnh như vậy, nhưng người đàn ông đáng mến này không hề oán than, kêu ca. Những người còn lại luôn tỏ vẻ khó chịu mỗi khi tôi bắt chuyện (họ sợ bị báo chí phản ánh nơi ở ô nhiễm sẽ mất chỗ sinh nhai và có lẽ do mặc cảm!), nhưng Bốn “râu” lại rất vô tư: “Mình có làm chuyện bất nghĩa gì đâu mà sợ hả chú, nhặt rác cũng như mọi thứ nghề trên đời này thôi!”.
Bốn “râu” tâm sự: “Dù nhọc đến mấy, nhưng mỗi tối tôi cũng phải đàn vài bài trước khi ngủ. Anh em vui thì cùng sang hát vang, hôm nào họ mệt cần nghỉ ngơi thì tôi đánh đàn cho bà xã nghe. Có tối đi nhặt rác ngang qua chỗ biểu diễn ca nhạc, kiểm trong túi còn đủ 30.000 đồng nên tôi mua vé vào xem. Tuy hôm ấy không có phế liệu mang về, nhưng bù lại được bữa “giải khát” bằng âm nhạc”.
Chuyện người đàn ông đi nhặt rác đến tận đêm thâu kiếm tiền nuôi ba con học đại học, rồi đêm về lại tiếp sức cho những người đồng cảnh nghèo khó bằng âm nhạc khiến tôi nghĩ đó chính là chuyện chàng Thạch Sanh thời hiện đại. Tiếng đàn của ông dù không thật điệu đà, nhưng là những thanh âm tươi sáng, dễ làm xao lòng nhiều người may mắn nghe được.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
- Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-02
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.