»

Thứ sáu, 22/11/2024, 04:36:01 AM (GMT+7)

Rực rỡ lễ hội sắc màu ở Ấn Độ Tin ảnh

(21:02:59 PM 12/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Lễ hội Holi (còn gọi lễ hội sắc màu) đang diễn ra tại Ấn Độ với nhiều hoạt động thú vị: ném màu vào nhau, phụ nữ dùng gậy tre đánh nam giới... Đây là một trong những lễ hội chính và cổ xưa nhất ở Ấn Độ, diễn ra vào mùa xuân.

Một đứa trẻ Ấn Độ phủ đầy màu sắc trong lễ hội Holi tại chùa Nandji ở Nandgaon, cách New Delhi khoảng 120km - Ảnh: AFP

 

Năm nay, lễ hội chính thức bắt đầu trên khắp Ấn Độ vào ngày 8-3 và kéo dài trong nhiều ngày.

 

Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của lễ hội này nhưng phổ biến nhất là câu chuyện về thần Krishan và vợ Radha của người Hindu. Theo truyền thuyết, thần Hindu Krishma ghen tị với Radha vì cô có làn da sáng màu nên đã trát những màu sắc sặc sỡ lên người cô.

 

Những hình ảnh do AFP, Reuters ghi lại trong dịp lễ hội thú vị này:

 

Một người đàn ông phủ đầy bột màu trong lễ hội Lathmar Holi tại làng Barsana, thuộc tiểu bang Utah Pradesh, ở miền bắc Ấn Độ. Theo truyền thống lễ hội, những người đàn ông ở làng Nandgaon sẽ sang làng Barsana hát những ca khúc trêu chọc, gây chú ý với phái nữ dù sau đó họ bị phụ nữ đánh đuổi bằng gậy tre - Ảnh: Reuters

Mọi người ném bột màu ăn mừng trong lễ hội Lathmar Holi tại làng Barsana - Ảnh: Reuters

Một sinh viên Trường ĐH Rabindra Bharati bị bạn bè trát màu trong lễ hội Holi - Ảnh: Reuters

Một giáo viên chuẩn bị ném bột màu vào học sinh của mình để chào mừng lễ hội Holi - Ảnh: Reuters

Người dân phun nước vào đám đông khi họ cử hành lễ hội Holi ở Kathmandu - Ảnh: Reuters

Khách du lịch hào hứng tham gia lễ hội sắc màu ở Kathmandu - Ảnh: Reuters

Một linh mục nhảy ra khỏi đống lửa như một nghi lễ để đánh dấu ngày đầu tiên của lễ hội Holi tại làng Phalen, phía bắc Ấn Độ của Mathura vào ngày 8-3-2012 - Ảnh: Reuters

Phụ nữ xé áo một người đàn ông trong trò chơi Huranga tại ngôi đền phía bắc Ấn Độ hôm 9-3. Huranga là một trò chơi giữa nam và nữ trong khuôn khổ lễ hội Holi. Người đàn ông sẽ phủ đầy màu sắc và bị các phụ nữ xé quần áo - Ảnh: Reuters

 

Nam giới đổ nước màu vào nhau chuẩn bị cho trò Huranga - Ảnh: Reuters

Những người đàn ông cầu nguyện sau khi tham gia trò Huranga tại đền Dauji, phía bắc Ấn Độ - Ảnh: Reuters

Phụ nữ thoải mái đánh các mày râu với quần áo rách trong trò Huranga - Ảnh: Reuters

THIÊN HƯƠNG/ TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rực rỡ lễ hội sắc màu ở Ấn Độ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI