»

Thứ năm, 21/11/2024, 09:33:31 AM (GMT+7)

Nơi người dân không ăn thịt

(16:08:18 PM 13/11/2021)
(Tin Môi Trường) - Varanasi, thành phố thiêng liêng bậc nhất ở Ấn Độ, nổi tiếng với truyền thống ăn chay. Điều này ảnh hưởng lớn từ yếu tố tôn giáo.

Những người đầu tiên định cư ở Varanasi từ năm 1800 TCN. Đây là một trong những thành phố có người sống lâu đời nhất trên thế giới. Riêng với 1,2 tỷ người theo đạo Hindu, Varanasi cũng được xem là thành phố linh thiêng. Tuy nhiên, Amrita Sarkar, cây viết của BBC không tìm đến Varanasi vì những yếu tố tâm linh. Cô đến để trải nghiệm nền ẩm thực chay nổi tiếng của thành phố.

 

Vị thần không ăn thịt
 
Trên đường phố đông đúc của Varanasi, Rakesh Giri, tài xế taxi kể cho Sarkar về thần hủy diệt Shiva. Theo đức tin của người Hindu, thần Shiva đã tạo ra Varanasi. Giống đa số dân Varanasi, Giri cũng là một Shaivite - người thờ thần Shiva. Những Shaivite tin Shiva là thần ăn chay. Do đó, những tín đồ này tuân theo chế độ sattvic (thuần chay) nghiêm ngặt.
 
"Gia đình tôi là những người thuần chay trong nhiều thế hệ. Chúng tôi thậm chí từ chối uống nước trong nhà người có ăn trứng", Giri nói trước khi tạm biệt Sarkar.
 

Nơi[-]người[-]dân[-]không[-]ăn[-]thịt

Thần Shiva đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng người dân thành phố.
 
Abhishek Shukla, một thầy tu tại đền Kashi Vishwanath nổi tiếng của Varanasi, cho biết hầu hết gia đình theo đạo Hindu trong thành phố đều đặt bàn thờ thần Shiva. Với họ, ăn thịt là điều không tưởng. Chế độ thuần chay là cách họ tìm đến sự cứu rỗi. Những tín đồ này tin khi ăn thịt, linh hồn của họ cũng đau khổ như những con vật bị giết.
 
"Thịt, hành, tỏi khến mọi người không thể tập trung và đưa ra quyết định chính xác. Nó làm tăng xu hướng tamasic (đối lập với sattvic)", Shukla giải thích.
 

Nơi[-]người[-]dân[-]không[-]ăn[-]thịt

Ẩm thực chay là nét đặc sắc của Varanasi.
 
Theo BBC, thực tế, ở quốc gia với 80% dân theo đạo Hindu và 20% người ăn chay, những món không thịt vốn cũng phổ biến tại Ấn Độ. Tuy nhiên, điều làm ẩm thực chay của Varanasi trở nên thú vị là nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi ý thức tâm linh.
 
Thực đơn sattvic dựa trên các nguyên tắc Ayurvedic (hệ thống y học Hindu truyền thống). Người dân tuân thủ chế độ nghiêm ngặt theo pháp Sanatana. Do đó, sattvic cấm sử dụng cả tỏi lẫn hành tây trong chế độ ăn. Hai loại thực phẩm này được cho là khiến con người tăng sự tức giận, hung hăng và lo lắng.
 
Lệnh cấm thịt và lợi ích của các nhà hàng
 
Varanasi có thể xem là thủ đô tâm linh của Ấn Độ. Tuy nhiên, nơi này không quá nổi tiếng với những người quan tâm ẩm thực. Hầu hết khách du lịch ẩm thực thường tìm đến những trung tâm nổi tiếng như Delhi, Kolkata hoặc Chennai trước khi lên đường đến Varanasi.
 
Theo truyền thống, các nhà hàng ở thành phố vẫn phục vụ thịt cho khách phương Tây và những người theo đạo Hindu không ăn chay. Sattvic chủ yếu được thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, năm 2019, một lệnh cấm bán và tiêu thụ thịt trong bán kính 250 m của tất cả ngôi đền và di sản ở Varanasi đã được ban hành.
 
Điều tưởng chừng sẽ gây khó khăn cho các nhà hàng đã tạo hiệu ứng ngược. Các nhà hàng bắt đầu đưa những công thức nấu chay và sattvic địa phương vào thực đơn. Thứ ẩm thực được truyền qua nhiều thế hệ vốn chỉ xuất hiện trong nhà người dân bây giờ lại dùng để phục vụ du khách.
 

Nơi[-]người[-]dân[-]không[-]ăn[-]thịt

Nhiều đầu bếp trên thế giới cố gắng tái hiện hương vị ẩm thực của Varanasi.
 
Mặt trái của lệnh cấm thịt là sự trỗi dậy của các món chay. Ngày nay, khi tới Varanasi, du khách có thể thưởng thức những món chay đặc biệt của vùng đất này. Với các đầu bếp trên khắp thế giới, họ cũng tìm tới thành phố thiêng để trải nghiệm ẩm thực và rồi bị mê hoặc bởi hương vị của chúng. Theo BBC, nhiều đầu bếp trên khắp thế giới đã và đang được truyền cảm hứng từ di sản ẩm thực của Varanasi. Họ cố gắng tái tạo lại hương vị nguyên bản trong những nhà hàng của mình.
 
Vikas Khanna, đầu bếp có một sao Michelin với nhà hàng Junoon ở Manhattan (Mỹ), nói mình bị mê hoặc bởi món vrat ke kuttu (bánh kếp làm từ bột kiều mạch) bên trong một ngôi đền tại Varanasi.
 
"Tôi đã cố gắng để tái hiện hương vị bên trong gian bếp của mình ở Manhattan. Nó có vị tựa thiên đường vậy", ông nói.
 
Đầu bếp 2 lần được trao sao Michelin Atul Kochhar còn đặt tên cho nhà hàng Ấn Độ của mình ở London (Anh) là Benares (tên của Varanasi trong thời kỳ bị Anh đô hộ). Ông không ngần ngại nói về đam mê món chay Varanasi của mình trong cuốn sách dạy nấu ăn Benares.
 
Bên trong khách sạn sang trọng BrijRama Palace, một kiến trúc bằng đá sa thạch tuyệt mỹ bên sông Hằng, bếp trưởng Manoj Verma thừa nhận có nhiều cơ hội sáng tạo hơn từ khi lệnh cấm thịt xuất hiện. Verma cho biết nhờ lệnh cấm, khách hàng mới có cơ hội thưởng thức những món ăn truyền thống bình dị của Varanasi.
 
"Lệnh cấm thúc đẩy sự sáng tạo của thế hệ đầu bếp mới ở Varanasi", anh chia sẻ.
 

Nơi[-]người[-]dân[-]không[-]ăn[-]thịt

Những món ăn truyền thống của Varanasi như baati được du khách yêu thích.
 
Các du khách cũng thích thú với trải nghiệm ẩm thực độc đáo của Varanasi. Manjeet Sahani, hướng dẫn viên địa phương, thường xuyên dẫn khách tới nhà hàng Baati Choka. Nhà hàng này có món chủ lực là baati - loại bánh mì không men, cứng và được nướng bằng bánh phân bò khô.
 
Khi thực khách bước vào nhà hàng, cảnh tượng họ nhìn thấy là những chiếc bánh baati chất đầy trần nhà bên trong nhà kho ngoài trời.
 
"Ban đầu, tôi nghĩ mọi người sẽ hoảng hốt trước những chiếc bánh được nướng bằng phân bò. Tuy nhiên, hầu hết du khách đều nói đây là món ngon nhất họ từng ăn ở Ấn Độ", Sahani nói.
 
Hàng triệu du khách đến Varanasi mỗi năm khi đại dịch chưa xảy ra. Mới đây, chính phủ Ấn Độ cũng thông báo sẽ cấp thị thực cho khách quốc tế từ tháng 11. Đó là cơ hội tuyệt vời cho những người hành hương tìm về mảnh đất thiêng. Mặt khác, những người hành hương ẩm thực cũng có thể tới và trải nghiệm thiên đường đồ chay này.
Hoài Anh (Theo BBC)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nơi người dân không ăn thịt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

VACNE 30 năm
 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI