»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:26:38 AM (GMT+7)

Kỷ lục mới trong Festival dừa Bến Tre lần 3

(17:33:07 PM 10/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã trao giấy xác lập và biểu tượng lưu niệm cho 3 kỷ lục tại Festival Dừa Bến Tre lần III-2012
 
Bộ nhạc cụ dân tộc được chế tác bằng chất liệu dừa đầu tiên
 
Cặp trống chiến (nhỏ) bằng chất liệu dừa
 
Tổng cộng bộ nhạc cụ dân tộc gồm 10 chủng loại, với 27 món làm bằng chất liệu dừa do hai ông Lê Thanh Liêm (Lê Dân) và ông Võ Văn Bá (Ba Sơn) thực hiện từ tháng 8.2011 đến tháng 3.2012.
 
Trong đó, bộ nhạc khí kéo cung vĩ gồm đàn cò (4 cây: cò líu, cò trung, cò trung trầm, cò trầm), đàn gáo (4 cây: gáo nhỏ, gáo trung, gáo trung trầm, gáo lớn); bộ nhạc khí gãy dây gồm đàn kìm (nguyệt) 3 cây, đàn sến 2 cây; đàn tranh 2 cây, đàn bầu (độc huyền) 3 cây, đàn ghi ta điện 2 cây (1 ghi ta phím lõm, 1 ghi ta bas); bộ nhạc khí gõ gồm bộ trống (1 trống tiều (lớn), 2 trống chiến (nhỏ), mõ (1 mõ lớn, 1 mõ nhỏ); bộ nhạc khí thổi hơi gồm 2 cây kèn (1 kèn lớn, 1 kèn nhỏ).
 
Để làm nên bộ nhạc cụ dân tộc bằng chất liệu dừa không phải dễ dàng. Tuy ý tưởng đến với ông Lê Dân (một họa sĩ và nhạc sĩ) từ năm 2008, nhưng phải đến khi gặp người tâm đầu ý hợp ông mới bắt tay vào thực hiện, đó là ông Ba Sơn, từng là nhạc công chuyên sử dụng nhạc cụ dân tộc truyền thống và cũng là người có năng khiếu chế tác ra các loại đàn. Từ khi nghe ông Lê Dân nói ra ý tưởng, ông Ba Sơn rất hào hứng. Hai ông đã dành thời gian, công sức để cùng đồng hành thực hiện bộ nhạc cụ dân tộc bằng chất liệu dừa.
 
Cả hai ông Lê Dân và Ba Sơn đang bước vào tuổi 70 nhưng do cùng một niềm đam mê và tình yêu dành cho quê hương Bến Tre, nên hai ông đã không quản tuổi tác, sức khỏe… quyết tâm cùng nhau bắt tay chế tác bộ nhạc cụ dân tộc bằng chất liệu dừa; thiết kế theo kích cỡ lớn, nhỏ, trung và độ dày, mỏng khác nhau, tạo nên những thanh âm theo cung bậc cao, trung, trầm. Tuy gặp không ít khó khăn (còn một số loại nhạc cụ còn hạn chế về thanh âm, thẩm mỹ…), nhưng được sự ủng hộ cổ vũ, khuyến khích của đồng nghiệp, cộng lòng say mê nên hai ông đã quyết tâm thực hiện bằng được để đạt được ý tưởng và sở nguyện của mình.
 
Bộ nhạc cụ dân tộc chế tác bằng chất liệu dừa này được biểu diễn trong lễ khai mạc Festival Dừa lần III (5.4.2012) tại sân khấu nổi hồ Trúc Giang với bài hòa tấu Bình minh trên đảo dừa, gồm 19 nhạc công với 23 nhạc cụ được phát triển trên nền nhạc dân tộc bài Khúc ca hoa chúc, Tam thất nhập môn và một số hơi nhạc của bài dân tộc.
 
Việc chế tác bộ nhạc cụ dân tộc từ cây dừa góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm từ dừa, tạo ra những nhạc cụ mang tính đặc trưng, độc đáo, mới lạ riêng có của xứ dừa Bến Tre.
 
Mô hình quả dừa bằng chỉ xơ dừa lớn nhất
 
 
Trong khuôn khổ Festival Dừa Bến Tre lần 3 năm 2012, “Con đường Dừa” được xem là điểm nhấn đặc biệt.Để tạo ấn tượng sâu sắc đối với khách tham quan, ngaytừ cổng vào lễ hội, Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Bến Tre đã thực hiện mô hình quả dừa cao 4m, chu vi lớn nhất theo phương ngang là 11,5m, chu vi lớn nhất theo phương dọc là 11,6m. Mô hình bằng khung sắt, bên ngoài được quấn toàn bộ bằng dây thừng chỉ xơ dừa phi 15mm, dài 2.000m.
 
Bên ngoài mô hình khắc họa bản đồ thế giới và được ôm trọn bởi cá hóa long, đầu vươn ra phía trước, bao bọc xung quanh bởi những quả dừa thuộc các giống dừa khác nhau, thể hiện sự phong phú, đa dạng cũng như giá trị của cây dừa ở Bến Tre. Mô hình quả dừa do 7 người thực hiện trong 15 ngày từ 15/3 – 30/3/2012.
 
Việc xây dựng mô hình hàm ý quả dừa đối với người dân Bến Tre tựa như loài cá hóa rồng, vì với những thế mạnh được khai thác trong chế biến, sản xuất, dừa đem đến sự phát triển về kinh tế cho những người nông dân và xứ dừa Bến Tre. Không chỉ có mặt ở Việt Nam và các nước trong khu vực, những sản phẩm làm từ dừa của Bến Tre còn được xuất khẩu trên toàn thế giới.
 
 “Con đường dừa” với chất liệu bằng dừa nhiều nhất
 
 
 
“Con đường dừa” dài 250m, trải dọc theo công viên Hùng Vương, đoạn từ cầu Bến Tre 2 đến Nhà hàng nổi với tổng diện tích mặt bằng 6.000m2, sử dụng nhiều chất liệu bằng dừa: 50 lớn, 40 nhỏ; mô hình quả dừa làm bằng chỉ xơ dừa, ngôi nhà dừa; đồ thủ công mỹ nghệ làm từ dừa, các loại bánh làm từ dừa, v.v..
 
Đường dừa được tổ chức như một viên cảnh, trong đó dừa nổi bật là cây chủ đạo. Hai bên là hai hàng dừa dài tăm tắp xen cùng những trái dừa tạo hình đi suốt con đường dừa, chia thành 3 không gian chính: Về với xứ dừa, Ba đảo dừa xanhDừa mãi còn xanh.
 
Về với xứ dừa tạo cảm giác yên bình bởi các tiểu cảnh cổng dừa, bến sông, đồng lúa, ao làng với những chiếc xuồng ba lá chở đầy dừa tươi.
 
Ba đảo dừa xanh được xây dựng với các tiểu cảnh biểu tượng dừa dạng lồng đèn, mâm sản vật, vườn dừa giới thiệu các giống dừa và các loại cây trồng xen, cầu dừa, mặt nước… Ấn tượng nhất là ngôi nhà chữ Đinh, hai gian làm từ gỗ dừa, giữa nhà có tủ thờ Bác Hồ mà khung ảnh Bác, lư hương, bình hoa cũng lấy từ dừa. Xen kẽ trong các ngày diễn ra lễ hội, trong ngôi nhà dừa này trình diễn cách làm bánh tráng dừa, bánh phồng, bánh tét, bánh ít nhân dừa… do nghệ nhân của các làng nghề truyền thống đảm nhận. Ngoài ra trước nhà còn tổ chức đàn ca tài tử, hát sắc bùa, hò vè vào một số thời điểm nhất định phục vụ khách tham quan. Không gian bên ngoài ngôi nhà dừa diễn ra các hoạt động lấy mật hoa từ dừa để làm rượu dừa, thi hoa phong lan trồng từ chất liệu dừa, nghệ nhân hướng dẫn cách làm các đồ chơi truyền thống từ lá dừa, dừa nước… Ý nghĩa của không gian này nhằm nói lên thành quả, công sức lao động và sức sáng tạo của người nông dân Bến Tre.
 
Dừa mãi còn xanh thể hiện tương lai cây dừa với Bến Tre qua hình thức vườn, liếp ươm dừa giống với ý nghĩa cây dừa còn phát triển và gắn bó lâu dài với người dân Bến Tre.
 
Đây là công trình do nhiều tác giả là các nghệ nhân, kỹ sư, kiến trúc sư cùng đóng góp xây dựng, qua đó khẳng định và tôn vinh những giá trị về cây dừa, tạo điều kiện để người dân có dịp học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trồng dừa, cũng là dịp quảng bá, giới thiệu về cây dừa, các sản phẩm từ dừa và nét văn hóa đặc trưng của người dân Bến Tre.
Nguyễn Thanh Thắm
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kỷ lục mới trong Festival dừa Bến Tre lần 3

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI