Di sản xanh » Mỹ thuật
Đâu rồi tết xanh ngày ấy
(12:31:55 PM 15/01/2012)
"Tết xưa thật sự đúng nghĩa là tết xanh. Xanh màu trời, xanh hoa lá cỏ cây, xanh màu bánh chưng, xanh ngát tâm hồn" - Ảnh minh họa: từ Internet |
Những cửa hàng bán bánh kẹo, thực phẩm đua nhau phô trương chào mời. Người mua kẻ bán mặc cả ì xèo, góp phần làm bầu khí trở nên rộn ràng, đúng với sự náo nhiệt vốn có của mùa tết.
Ngày nay, cuộc sống đã thay da đổi thịt, kinh tế phồn vinh hơn nên hàng hóa không đơn điệu, tẻ nhạt. Tất cả đều được gói trong bao bì sặc sỡ thật hấp dẫn. Nghệ thuật kinh doanh của nhà sản xuất nước ta nay đã đạt đến đỉnh cao trí tuệ, vì thế người tiêu dùng khó lòng giữ chặt hầu bao của mình một khi đã bước vào chợ hay các siêu thị.
Tết thời công nghiệp choáng ngợp, hào nhoáng và tiện lợi trăm đường cho khách hàng. Đó là điều tôi nhận thấy sau khi đi hết một vòng chợ tết. Cũng đáng mừng khi chứng kiến cuộc sống hôm nay với dáng vẻ no đầy, phong phú, khởi sắc hơn.
Nhớ xưa hơn ba mươi năm trước, ngày tôi còn lon ton lùa bò ra đồng. Đón xuân là quãng thời gian dài vô cùng nôn nao và thú vị. Trước đó hai tháng, trong vườn nhà đã được gieo xuống những luống củ cải trắng, khi cải tới tuổi mẹ sẽ nhổ lên, xắt phơi cùng với cà rốt, làm thành dưa món ăn kèm với thịt kho cho đỡ ngán. Rồi xà lách, rau thơm các loại cũng cùng được xuống liếp, để những ngày tết rảnh rỗi xúm xít cùng nhau cuốn với tai heo, bánh tráng là món ăn ai cũng ưa thích.
Tôi cũng tự tay gieo hạt hướng dương, cúc vạn thọ, thược dược, mào gà trên đất vồng nên khi xuân về, quanh vườn nhà rợp cả ngàn hoa khoe sắc. Nào đã xong, còn phải đếm ngày để trảy trụi lá hai cây mai trước nhà, có thế tết đến trước sân mới rực rỡ sắc vàng màu nắng xuân.
Cận ngày tết, không phân biệt lớn nhỏ, ai cũng xắn tay vào để từ những hạt nếp trắng phau, hạt đậu xanh vàng ươm, những miếng thịt heo béo ngậy trở thành cái bánh chưng vô cùng ngon miệng trong sáng mồng 1 tết.
Ngày ấy, hễ xuân về là sẽ làm người thế nhân chộn rộn, nôn nao, tất tả và mồ hôi sẽ ứa ra nhiều hơn vì công việc. Nhưng lòng ai cũng rạng rỡ vì không quá ưu tư đến chuyện cơm áo gạo tiền, hân hoan rước xuân vào nhà vì biết rằng xuân chính là mùa hạnh phúc, mùa thanh bình và mùa đoàn tụ.
Tết xưa rất giản dị, không ê hề thức ăn, không bia bọt tràn lan, không lo ngộ độc thực phẩm, không tai nạn giao thông khiếp hãi như bây giờ. Tết xưa thật sự đúng nghĩa là tết xanh. Xanh màu trời, xanh hoa lá cỏ cây, xanh màu bánh chưng, xanh ngát tâm hồn. Có lẽ cũng vì vậy mà con người thuở đó hưởng xuân thật nhàn nhã, an lạc, vô tư, thắm đượm tình người.
Giờ đây, xuân Nhâm Thìn tái lai, vẫn có đó bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, cành mai vàng rực, cành đào thắm sắc, câu đối đỏ… nhưng đâu rồi cái tết xanh đúng nghĩa ngày nào?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
- Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-02
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.