Giao lưu trực tuyến
Từ chuyện "đái bậy" và câu hỏi "WC công cộng đâu rồi?"
(15:33:12 PM 25/02/2016)>>"Quý ông" dừng ôtô đái bậy giữa đường Hà Nội gây bão cộng đồng mạng
Chuyện “đái đường” là hành vi rất phản cảm, rất đáng lên án. Nhưng hãy đặt một câu hỏi ngược lại, tại sao anh chàng đẹp trai bảnh bao trong bộ vest kia lại chơi “sốc” như thế?
Chẳng lẽ anh ta cố tình? Hay anh ấy “không cảm xúc” để còn xấu hổ?
Tôi thì nghĩ đến việc anh ta “bí” quá đành “làm liều” khi mà muốn tìm một nhà vệ sinh công cộng (WC) không phải là điều dễ dàng ở những thành phố lớn!
Chuyện “đái đường” lần này tôi nghĩ nó nổi lên bởi hình ảnh này là một quý ông mặc áo vest đi xe hơi đái bậy nên người ta hoang mang đến tột độ. Chứ nếu hình ảnh là một người đị bộ, quần áo rách rưới thì có lẽ chẳng ai để ý!
Sẽ là đáng lên án gay gắt, sẽ đáng để cảnh sát giao thông xác minh vụ việc, truy tìm quý ông “đái đường” nếu như quý ông ăn mặc lịch sự này đi vệ sinh ở ngay bên cạnh WC công cộng mà chẳng chịu đi vào WC.
Nếu đi ở Sài Gòn trên mọi con đường lớn chúng ta đều gặp rất nhiều hình ảnh phản cảm này. Nhất là cảnh lái xe dọc quốc lộ 1 thì “đái đường” là chuyện bình thường vì không kiếm ra một chỗ vệ sinh công cộng nào cả, nếu có thì cách nhau cả vài cây số!
Cuối cùng tôi nghĩ khi lâm vào thế “bí” chúng ta - những người chưa từng “đái đường” hoặc đã từng “đái đường” - nên thông cảm cho "quý ông" này.
Suy cho cùng hình ảnh này chỉ là giọt nước tràn ly, và câu hỏi chung cho tất cả chúng ta là “WC công cộng đang ở đâu?” - Đó mới là điều văn minh cần hướng đến hơn là ném thêm gạch đá vào "quý ông" này.
Tất nhiên, trong đó dưới góc độ một người dân tôi mong muốn báo chí vào cuộc, không phải đăng tin câu view kiểu “truy tìm kẻ… mất dạy nhất Hà thành” của một tờ báo nọ.
Theo tôi, qua chuyện này báo chí và cộng đồng mạng cần tìm hiểu xem WC công cộng hiện giờ đã đủ chưa? bởi đó là một nhu cầu rất bức thiết trong cuộc sống ở những thành phố lớn!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.