»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:12:28 PM (GMT+7)

Ảnh chụp đuôi cá voi lưng gù đoạt giải ảnh du lịch NatGeo 2018 Tin ảnh

(09:05:04 AM 06/07/2018)
(Tin Môi Trường) - Với niềm đam mê chụp ảnh cá voi, chuyến lặn biển của nhiếp ảnh gia Reiko Takahashi chụp về cá voi lưng gù giúp cô giành giải cao nhất tại cuộc thi ảnh du lịch uy tín của tạp chí National Geographic.

Cuộc thi ảnh du lịch National Geographic 2018 gồm 3 hạng mục chính: thiên nhiên, thành phố và con người.

 
Theo kết quả được công bố ngày 30-6, nhiếp ảnh gia người Nhật Reiko Takahashi vinh dự đoạt giải hạng mục thiên nhiên, đồng thời đoạt giải cao nhất (nhận được 10.000 USD) khi chụp ảnh về cá voi lưng gù tại vùng biển đảo Kumejima, Nhật.
 

Ảnh[-]chụp[-]đuôi[-]cá[-]voi[-]lưng[-]gù[-]đoạt[-]giải[-]ảnh[-]du[-]lịch[-]NatGeo[-]2018

Phần đuôi của cá voi lưng gù con - Ảnh: Reiko Takahashi/NG
 
Cô Takahashi với nghề nghiệp chính là một kỹ sư bán dẫn nhưng từ bỏ công việc để theo đuổi niềm đam mê lặn biển và chụp ảnh dưới nước.
 
Đầu năm 2018, trong một chuyến lặn biển tại vùng biển đảo Kumejima, thuộc tỉnh Okinawa, cô Takahashi may mắn lần đầu đối mặt với cá voi lưng gù.
 
"Tôi thật sự mong muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa một con cá voi lưng gù và đứa con bơi cùng nó. Do bị mê hoặc về tình cảm sâu đậm giữa hai mẹ con cá voi lưng gù khi chúng luôn bơi cạnh nhau nên tôi tự hứa rằng sẽ nghiên cứu loài động vật có vú biển này" - Takahashi kể lại.
 
Ảnh[-]chụp[-]đuôi[-]cá[-]voi[-]lưng[-]gù[-]đoạt[-]giải[-]ảnh[-]du[-]lịch[-]NatGeo[-]2018
Hai mẹ con cá voi lưng gù bơi cạnh nhau - Ảnh: Reiko Takahashi/NG
 
"Mặc dù tôi đã chụp ảnh nhiều sinh vật biển như cá mập, cá đuối nhưng chưa bao giờ bơi cùng và chụp ảnh cá voi lưng gù. Ngày càng tôi trở nên điên cuồng với chúng" - Takahashi chia sẻ.
 
Trong quá trình lặn bằng ống thở, cô Takahashi được các chuyên gia bơi lội hướng dẫn phương pháp bơi vào vùng nước cá voi lưng gù sinh sống một cách nhẹ nhàng nhất có thể và phải bảo đảm khoảng cách an toàn với cá voi.
 
Ảnh[-]chụp[-]đuôi[-]cá[-]voi[-]lưng[-]gù[-]đoạt[-]giải[-]ảnh[-]du[-]lịch[-]NatGeo[-]2018
Cá voi lưng gù con bơi nhẹ nhàng tại vùng biển đảo Kumejima - Ảnh: Reiko Takahashi/NG
 
"Tôi bơi từ phía sau đuôi của một cá voi lưng gù con. Cá voi con trông rất năng động, thân hình to lớn và có phần đuôi đẹp. Cá voi con đang tò mò, dường như cảm nhận có ai đó đang theo dõi nó, trong khi mẹ nó đang chăm chú quan sát. Đây là một cảnh tượng thật đặc biệt. Tôi thoải mái chụp ảnh cá voi con trong vùng biển dịu êm này. Tôi thật sự rất yêu cá voi" - cô Takahashi nói về bối cảnh ra đời bức ảnh đoạt giải.
 
Cô Takahashi nói chụp ảnh động vật dưới nước không hề dễ dàng và có vài lời chia sẻ dành cho các bạn thích chụp ảnh dưới nước.
 

Ảnh[-]chụp[-]đuôi[-]cá[-]voi[-]lưng[-]gù[-]đoạt[-]giải[-]ảnh[-]du[-]lịch[-]NatGeo[-]2018

Ảnh: Reiko Takahashi/NG
 Ảnh[-]chụp[-]đuôi[-]cá[-]voi[-]lưng[-]gù[-]đoạt[-]giải[-]ảnh[-]du[-]lịch[-]NatGeo[-]2018
Ảnh: Reiko Takahashi/NG
 
"Tôi nghĩ bơi lặn dưới nước giống như leo đỉnh Everest, không dễ dàng để di chuyển như trên đất liền. Đối với tôi, trải nghiệm lặn biển thật đặc biệt. Bạn nên nghiên cứu kỹ các hành vi của động vật trước khi lặn vào thực địa để chụp. Trước khi chụp, hãy kiên nhẫn và quan sát động vật. Khi đối tượng chụp lọt vào tầm ngắm, lúc này hãy bấm máy" - Takahashi nói.
 
Cô Takahashi đi khắp thế giới, gồm Thái Lan, quần đảo Galapagos, Mexico, Palau và đảo Tahiti để theo đuổi đam mê chụp ảnh dưới nước.
 
"Trong những tháng mùa đông sắp tới ở Nhật, tôi sẽ quay trở lại vùng biển đảo Kumejima để có cơ hội gặp lại mẹ con cá voi lưng gù. Trong khi chờ đợi đến ngày ấy, hiện tôi quyết định làm một chuyến lặn biển tại quần đảo Tonga nằm ở nam Thái Bình Dương" - cô Takahashi tâm sự.
 
Ảnh[-]chụp[-]đuôi[-]cá[-]voi[-]lưng[-]gù[-]đoạt[-]giải[-]ảnh[-]du[-]lịch[-]NatGeo[-]2018
Ảnh: Reiko Takahashi/NG

Ảnh[-]chụp[-]đuôi[-]cá[-]voi[-]lưng[-]gù[-]đoạt[-]giải[-]ảnh[-]du[-]lịch[-]NatGeo[-]2018 

Ảnh: Reiko Takahashi/NG
 
"Tôi nghĩ cuộc sống là hữu hạn và muốn dành thời gian hữu ích để làm những công việc mình yêu thích" - Takahashi nói.
 
Cá voi lưng gù (The humpback whale, tên khoa học Megaptera Novaeangliae) là một loài cá voi tấm sừng hàm. Đây là loài cá voi lớn, có chiều dài từ 12 - 16m và có trọng lượng khoảng 30-36 tấn.
 
Cá voi lưng gù chỉ kiếm ăn ở vùng cực vào mùa hè và thường di cư đến các vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới để giao phối và sinh sản vào mùa đông. Trong mùa đông, cá voi lưng gù nhịn ăn và tiêu dần số mỡ dự trữ. Chế độ ăn của cá voi lưng gù gồm có động vật thân mềm và cá.
(Theo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ảnh chụp đuôi cá voi lưng gù đoạt giải ảnh du lịch NatGeo 2018

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI