Doanh nghiệp » Kinh doanh
Vĩnh Phúc: Xây khu du lịch sinh thái “lậu”
(20:10:00 PM 20/10/2013)Sự việc bắt đầu từ tháng 9-2009 khi Công ty CP Trang trại nông sản Quý Giáp (sau đó đổi tên thành Công ty CP FLC Travel thuộc Tập đoàn FLC) được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt địa điểm xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung tại thôn An Lão, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường.
Thâu tóm hàng vạn m2 đất nông nghiệp
Không lâu sau khi thâu tóm được đất ruộng của nông dân, Công ty FLC Travel đã tiến hành đào ao và trồng hàng loạt cây cổ thụ lâu năm, cho lắp đặt hệ thống ống cống kiên cố, dựng nhà sàn và chính thức biến trại chăn nuôi thành khu du lịch sinh thái. Phát hiện mình bị lừa, hàng trăm người dân xã Vĩnh Thịnh liên tục có đơn khiếu nại lên cơ quan chức năng địa phương yêu cầu can thiệp.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Hào, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh, cho biết Công ty FLC Travel còn tự ý lắp đặt hệ thống mương nước trên hệ thống mương tưới tiêu của cánh đồng lúa, gây ảnh hưởng tới việc tưới tiêu của người dân. Con mương này đã gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống thoát lũ của gần 200 ha diện tích đất trồng lúa, trồng màu của người dân 4 thôn trong xã. Nhiều người dân phản ánh kể từ khi có dự án, nơi đây liên tiếp mất mùa.
Tháng 3-2013, UBND huyện Vĩnh Tường đã lập biên bản và yêu cầu Công ty FLC Travel tự tháo dỡ công trình vi phạm nhưng đơn vị này không chấp hành. Sau đó, một lần nữa đoàn kiểm tra tiếp tục yêu cầu công ty chấp hành việc tháo dỡ, UBND xã Vĩnh Thịnh lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính nhưng rồi cũng không có chuyển biến gì...
Hợp thức hóa sai phạm!
Tháng 5-2013, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản số 2802/UBND-TD1 chỉ đạo việc cưỡng chế công trình xây dựng trái phép của Công ty FLC Travel, trong đó có nội dung: “FLC Travel cố tình chây ỳ, kéo dài thời gian tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, gây bức xúc trong nhân dân. Cho phép Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường chỉ đạo tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép của Công ty cổ phần FLC Travel theo quy định, xong trước ngày 10-6-2013”. Tuy nhiên, sau đó vẫn không có bất kỳ chuyển biến nào, công trình sai phạm vẫn ngang nhiên tồn tại.
Ông Hoàng Quốc Trị, Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường, cho hay quá trình Công ty FLC Travel thực hiện dự án từ năm 2009 tới nay đã vi phạm nhiều khâu: trình tự, thủ tục đầu tư dự án, phạm vi giới thiệu địa điểm, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất, giao đất… Theo quy định thì các sở, ngành phải báo cáo đề xuất UBND tỉnh Vĩnh Phúc quyết định rút giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt thực hiện dự án. Tuy nhiên, công ty đã có hợp đồng chuyển nhượng khoảng 4,8 ha đất nông nghiệp, tự ý đầu tư xây dựng nhiều công trình có giá trị lớn (sân quần vợt, hệ thống giao thông, nhà kiên cố,…) nên tại cuộc họp gồm đại diện nhiều sở ngành (Sở Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính…) mới đây đã thống nhất kiến nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho phép công ty được tiếp tục triển khai thực hiện dự án với điều kiện hoàn thiện các thủ tục từ đầu (?!). Đối với diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển nhượng, UBND huyện Vĩnh Tường cho rằng công ty phải phối hợp với xã để tiến hành họp, thống nhất với các hộ dân có đất nằm trong phạm vi thực hiện dự án để hoàn thiện thủ tục về chuyển nhượng.
Đón đầu dự án nối liền với Hà Nội
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty FLC Travel đã nắm bắt trước quy hoạch xây dựng cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng, nối liền xã Vĩnh Thịnh tới thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội. Khu sinh thái này nằm ngay cạnh một tuyến đường lớn liên xã và sát con đường lên cầu Vĩnh Thịnh, dự kiến hoàn thành trong năm 2014. “Họ lấy đất ruộng của chúng tôi với giá rẻ mạt và nếu tiếp tục chuyển đổi thành khu du lịch sinh thái trong tương lai thì giá trị bất động sản chưa thể đo đếm được khi cầu Vĩnh Thịnh hoàn thành”- một người dân nói. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.