Doanh nghiệp » Kinh doanh
Vì sao Chủ tịch Công ty Vina Megastar bị bắt?
(14:33:13 PM 02/07/2013)Tòa nhà thuộc dự án Vĩnh Hưng Dominium409 Lĩnh Nam (Hà Nội) vẫn chỉ nằm trên giấy.
Theo cơ quan điều tra, ông Long bị bắt về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” của Ngân hàng SeaBank. Được biết, ông Nguyễn Hoàng Long còn là Chủ tịch Cty Vina Megastar - chủ đầu tư của rất nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội, trong đó có dự án Hesco Văn Quán. Để có tiền đầu tư vào các dự án lớn của Cty mình, ông Long đã thế chấp các dự án cho các ngân hàng lớn để vay vốn; đồng thời, người đứng đầu Vina Megastar còn huy động hàng trăm tỉ đồng từ khách hàng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, những dự án trên vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Vì vậy, khách hàng đầu tư vào dự án này có nguy cơ mất trắng số tiền rót vào dự án là điều khó tránh khỏi. Theo nguồn tin từ cơ quan chức năng, hiện số tiền mà Nguyễn Hoàng Long vay của ngân hàng lên đến hàng trăm tỉ đồng, trong đó có ít nhất 8 Cty “con” được thành lập dưới sự điều hành của Nguyễn Hoàng Long.
Điển hình là dự án Vĩnh Hưng Dominium (số 409 Lĩnh Nam, P.Vĩnh Hưng, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội) của Cty Vĩnh Hưng. Dự án này gồm tổ hợp 2 công trình có chức năng thương mại, văn phòng và nhà ở cao tầng (25 tầng và 35 tầng) và 1 khu nhà thấp tầng gồm 12 căn cao 4 tầng nằm giữa 2 tòa nhà... được xây dựng trên diện tích gần 12.399m2. Công trình có tổng vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng, được khởi công từ tháng 1.2011 và Cty Vĩnh Hưng đã tiến hành huy động vốn thông qua sàn giao dịch bất động sản của Cty CP đầu tư phát triển nhà và thương mại Hạ Long (chi nhánh tại Hà Nội).
Tại thời điểm huy động vốn đã có hàng trăm nhà đầu tư bỏ tiền mua căn hộ. Sau lễ khởi công, chủ đầu tư đã không có động thái nào tiếp theo, dự án vẫn nằm yên tại chỗ, cả khu đất hơn 1,2ha cỏ mọc um tùm. Đến lúc này, nhiều nhà đầu tư mới đi tìm chủ đầu tư để đòi lại tiền đặt cọc, nhưng không thể liên hệ được với đại diện chủ đầu tư cũng như ông Nguyễn Hoàng Long. Đại diện phía khách hàng sau khi phát hiện chủ đầu tư không thực hiện những cam kết trong hợp đồng, đã tìm đến Cty Vĩnh Hưng để đòi lại số tiền đặt cọc ban đầu, nhưng cũng không nhận được lời giải thích thoả đáng do phía Cty Hạ Long và Vĩnh Hưng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Làm rõ số tiền huy động nằm ở đâu
Trong một diễn biến khác, do cần vốn để xây dựng dự án, Cty Vĩnh Hưng đã thế chấp dự án này để vay vốn tại NH thương mại cổ phần Bảo Việt (chi nhánh Hà Nội) với tổng số tiền vay theo hợp đồng tín dụng là 400 tỉ đồng, được giải ngân làm hai đợt: Đợt 1 là 225 tỉ đồng, đợt 2 là 175 tỉ đồng. Để được giải ngân 400 tỉ đồng, Cty Vĩnh Hưng buộc phải mua thép của Cty CP xây dựng và phát triển chăn nuôi (CPXDPTCN).
Tuy nhiên, trong quá trình mua bán, thì phía Cty Vĩnh Hưng và Cty CP XDPTCN có “hiểu lầm”, NH Bảo Việt mặc dù đã chuyển 225 tỉ đồng vào tài khoản Cty CP XDPTCN để Cty này chuyển thép cho Cty Vĩnh Hưng như thoả thuận, tuy nhiên, Cty Vĩnh Hưng lại không nhận được số thép trên. Cho rằng phía đơn vị cung cấp thép cố tình chiếm đoạt 225 tỉ đồng, Cty Vĩnh Hưng đã yêu cầu đơn vị cung cấp thép hoàn trả toàn bộ số tiền tạm ứng, tuy nhiên, Cty CPXDPTCN vẫn “phớt lờ”.
Liên quan đến dự án 409 Lĩnh Nam (Hà Nội) và việc giải ngân của NH Bảo Việt, cơ quan điều tra cho biết, sẽ lấy lời khai của Nguyễn Hoàng Long để tìm hiểu thông tin số tiền 225 tỉ đồng mà NH Bảo Việt giải ngân được sử dụng vào mục đích gì, hiện ai đang giữ số tiền trên. Hiện cơ quan điều tra đang tìm hiểu toàn bộ số tiền mà Nguyễn Hoàng Long vay mượn và huy động của NH đang nằm ở đâu, được sử dụng vào mục đích gì?
Trước mắt, cơ quan điều tra đã có đủ tài liệu để khẳng định về việc ông Long chiếm đoạt tài sản của SeaBank số tiền gần 30 tỉ đồng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.