Doanh nghiệp » Kinh doanh
Sữa dắt tay nhau tăng giá: Lặp lại kịch bản cước 3G
(11:36:08 AM 04/03/2014)
Kịch bản tăng cước 3G lặp lại?
Chỉ trong một thời gian ngắn các doanh nghiệp sữa lớn như: Mead Johnson, Vinamilk, Nestle, FrieslandCampina đều tăng giá với mức tăng từ 10-20% tùy loại. Cả bốn doanh nghiệp đứng đầu trong việc kinh doanh, sản xuất sữa đã tăng giá đồng loạt bất chấp sản phẩm sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, khiến dư luận đặt câu hỏi : Liệu 4 doanh nghiệp này có bắt tay nhau tăng giá?
Dư luận đánh giá, việc tăng giá cùng thời điểm như trên tương tự như việc ngày 16/10/2013, các doanh nghiệp Viễn thông Viettel, Mobifone, Vinaphone đã đồng loạt tăng cước dịch vụ 3G lên 40%.
Thậm chí gói cước 3G trả trước của cả 3 nhà mạng có mức tăng lên đến hơn 300% như gói cước EZ0 của Vinaphone thay đổi từ mức 60 đồng/MB lên đến 200 đồng/MB, tăng 333,3% so với cước cũ; gói cước FC0 của MobiFone, Laptop Easy của Viettel cũng có mức tăng tương tự từ 60 đồng/MB lên 200 đồng/MB.
Trước những thắc mắc của dư luận, kết quả điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh lại là: Chưa phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường của sự câu kết, bắt tay hay thỏa thuận giữa 3 doanh nghiệp Viettel, Mobifone và Vinaphone trong đợt điều chỉnh giá cước từ ngày 16/10/2013.
Cũng tương tự, về việc có hay không các doanh nghiệp sữa bắt tay nhau tăng giá, thông tin tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công thương diễn ra vào chiều 3/3, ông Nguyễn Phương Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, chưa thể kết luận các doanh nghiệp sữa có bắt tay tăng giá hay không.
Theo ông Nam, Cục quản lý cạnh tranh đã lường trước khả năng tăng giá sữa của các doanh nghiệp nhưng cũng khẳng định rằng, thị trường sữa là thị trường cạnh tranh khốc liệt và chưa có hành vi phản cạnh tranh.
"Chúng tôi chưa kết luận là 3 hay 4 doanh nghiệp bắt tay nhau tăng giá song những hành vi như vậy Cục Quản lý cạnh tranh phải phối hợp với các bộ ngành liên quan để tập hợp số liệu, thông số nếu khi phát hiện có hành vi cụ thể chúng tôi sẽ ra quyết định điều tra sơ bộ", ông Phương Nam nói.
Ông Nguyễn Phương Nam cho biết rằng, thời gian để các cơ quan chức năng điều tra sơ bộ đối với nghi án liên kết làm giá của doanh nghiệp sữa là 30 ngày. Nếu điều tra sơ bộ mà phát hiện hành vi vi phạm sẽ chuyển cơ quan điều tra điều tra chính thức và thời gian cho quá trình này là 180 ngày. Trong trường hợp vụ việc phức tạp, cơ quan điều tra có thể gia hạn điều tra 2 lần, mỗi lần không quá 60 ngày.
"Lùng nhùng" dân chịu
Chiều cùng ngày, trao đổi với PV , ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội cho biết, việc làm rõ các doanh nghiệp sữa có bắt tay tăng giá hay không cũng là việc nên làm song ông Phú lo ngại rằng việc này có thể dẫn đến kết quả như việc điều tra các doanh nghiệp Viễn thông Viettel, Mobifone, Vinaphone trước kia có bắt tay tăng cước 3G hay không khi kết quả là "Không thấy dấu hiệu bất thường, cấu kết bắt tay tăng giá".
Ngay trong việc điều hành giá sữa, ông Vũ Vinh Phú cũng chỉ ra những bất cập là sự phối hợp giữa các cơ quan cho thấy vẫn còn "lùng nhùng". "Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đùn đẩy nhau không chịu trách nhiệm. Sự phối hợp giữa Hải quan, Cục Quản lý giá chưa đồng bộ", ông Phú nói.
Ngoài ra, ông Phú cũng đặt câu hỏi Tổng Công ty thương mại Hà Nội nhận hơn 100 tỷ cho chương trình bình ổn giá, sao không bình ổn sữa lại bình ổn những mặt hàng "đứng yên" là một sự lãng phí vốn rất lớn.
"Giá sữa đã đề cập đến 10 năm nay, kêu mãi nhưng chưa giải quyết được. Vinamilk vừa qua cũng tăng giá 5% có hợp lý không, ai chứng minh? Không ai công bố, các chuyên gia như đeo kính râm. Vấn đề kinh tế nói chung và kinh tế thương mại sữa nói riêng không minh bạch, không có thông tin để minh bạch, không có sự phối hợp để minh bạch", ông Phú nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
- Không đủ cơ sở cấp phép môi trường dự án truyền tải điện Quy Nhơn - Tuy Hòa
- Cấp phép môi trường cho nhà máy sản xuất thuốc nổ ở Quảng Ninh
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.