»

Thứ năm, 31/10/2024, 12:22:41 PM (GMT+7)

Quốc Cường Gia Lai đóng lãi 200 triệu đồng mỗi tháng

(14:30:49 PM 24/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Các dự án nhà ở thương mại muốn chuyển đổi sang nhà ở xã hội hoặc điểu chỉnh diện tích căn hộ cần phải bảo đảm hạ tầng nội bộ và khu vực

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín tại cuộc họp về điều chỉnh dự án nhà ở theo hướng dẫn tại Thông tư 02 (điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ) của Bộ Xây dựng, diễn ra ngày 23-9 ở TP HCM.

 

Doanh nghiệp sốt ruột

 

Bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Quốc Cường Gia Lai, kể khổ: Dự án nhà ở khu 6B, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh đã xây xong phần thô, đường 60 m với 2 làn xe được trải nhựa hoàn chỉnh nhưng hiện chỉ có cỏ mọc um tùm. Khách hàng không nhận nhà và không đóng tiền vì quá vắng người ở. “Công ty vay 700 tỉ đồng, mỗi tháng đóng lãi 200 triệu đồng. Bây giờ, chúng tôi xin “chẻ nhỏ” diện tích căn hộ, chấp nhận bán lỗ 12 triệu đồng/ m2 (trước đây là 20 triệu đồng/m2), xin chuyển sang nhà ở xã hội để người mua được vay vốn lãi suất ưu đãi 6%/năm với mong muốn kéo khách hàng về ở nhiều để bán được phần còn lại của dự án. Nhưng đến nay TP vẫn chưa chấp thuận, nếu hồ sơ để lâu chắc chúng tôi sẽ sạt nghiệp” - bà Loan nói.
 
 
Dự án nhà ở khu 6B, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh của Công ty Quốc Cường Gia Lai đang xin “chẻ nhỏ” diện tích căn hộ và chấp nhận bán lỗ để hút khách hàng Ảnh: Tấn Thạnh
 

Đại diện chủ đầu tư dự án nhà ở Hưng Điền (quận 8) cho biết cũng xin chuyển đổi 150 căn hộ sang nhà ở xã hội, Sở Quy hoạch và Kiến trúc đã duyệt chỉ tiêu quy hoạch từ 5.500-7.500 người. chủ đầu tư đã nộp hồ sơ 5 tháng nhưng vẫn chưa được giải quyết.

 

Theo đại diện Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Thông tư 02 chỉ có hiệu lực đến hết ngày 31-12-2014, trong khi nhu cầu các doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn TP hết sức bức bách, dự án của Công ty CP An Phú tại số 961-973/1 Hậu Giang, quận 6 (xin điều chỉnh cơ cấu căn hộ) không chờ được đã phải triển khai thi công theo thiết kế đã được phê duyệt. Vì thế, Hiệp hội Bất động sản đề nghị UBND TP xem xét cho doanh nghiệp hội đủ điều kiện theo Thông tư 02 được sớm chuyển đổi.

 

Sức ép lên hạ tầng

 

Theo ông Quách Hồng Tuyến, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Thông tư 02 quy định không xem xét lại chỉ tiêu về dân số và điều chỉnh quy hoạch đối với trường hợp tăng số lượng căn hộ nhưng không tăng diện tích sàn, không điều chỉnh hạ tầng kỹ thuật - xã hội nếu dân số điều chỉnh không vượt quá 1,5 lần dân số theo quy hoạch cũ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ có diện tích lớn sang diện tích nhỏ sẽ làm tăng quy mô dân số, áp lực về hạ tầng kỹ thuật - xã hội trong khu vực. Sở Xây dựng kiến nghị TP không xem xét việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ đối với các dự án nằm trong khu trung tâm hiện hữu 930 ha (vì đã được TP phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết và quy chế quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan); các dự án đã được chấp thuận đầu tư nhưng chưa được cấp phép xây dựng, chưa đủ điều kiện khởi công, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính. Riêng trường hợp điều chỉnh dự án có thay đổi tổng diện tích sàn xây dựng thì Sở Quy hoạch và Kiến trúc hoặc UBND quận, huyện sẽ xem xét việc điều chỉnh quy hoạch 1/500 hoặc tổng thể mặt bằng trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án.

 

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín nói: “Toàn TP còn hơn 20.000 người chưa có chỗ ở trong khi diện tích đất trống còn quá ít và không có hạ tầng kết nối, vì thế TP rất ủng hộ việc doanh nghiệp xây dựng nhà ở. Con số 25 m2 sàn/người mà Bộ Xây dựng đưa ra quá lý tưởng trong bối cảnh TP phấn đấu đạt 17 m2 sàn/người. Tuy nhiên, có ai dám bảo đảm xây xong 25 m2 đó chỉ một người đến ở hay xây là việc của doanh nghiệp, còn ở bao nhiêu tùy người dân, rồi đường đâu mà đi, trường đâu mà học? Vì vậy, phải cẩn trọng với những dự án điều chỉnh cơ cấu căn hộ”. Ông Nguyễn Hữu Tín giao Sở Xây dựng sớm hoàn chỉnh các tiêu chí điều chỉnh dự án trình UBND TP phê duyệt để làm cơ sở giải quyết cho các doanh nghiệp. Theo đó, ưu tiên xem xét điều chỉnh các dự án ngoại thành và vùng ven để giãn dân từ nội thành nhưng trên nguyên tắc bảo đảm hạ tầng kỹ thuật - xã hội chung cho toàn khu vực.

 

Hiện Sở Xây dựng đã trình UBND TP 6 dự án xin điều chỉnh cơ cấu căn hộ từ lớn sang nhỏ và 3 dự án xin chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.

Địa phương không kham nổi!

 

Theo ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Chủ tịch UBND quận 2, vùng ven hay nội thành cũng như nhau khi dân số tăng chắc chắn ảnh hưởng đến hạ tầng. Điều này chỉ mình nhà nước lo chứ doanh nghiệp không lo, khi yêu cầu doanh nghiệp đóng góp xây dựng hạ tầng thì hầu hết viện lý do để từ chối. “Trên thực tế, quận 2 đã nghiên cứu mấy năm nay và thấy nếu tỉ lệ dân số tăng 1,5 thì hạ tầng cũng phải tăng từ 1,2-1,6 lần, địa phương không kham nổi. Vì vậy, đề nghị mỗi dự án muốn chuyển đổi phải xét trên tổng thể mặt bằng quy hoạch trong khu vực, xem hạ tầng có còn chịu nổi hay không” - ông Khiết kiến nghị.

THU SƯƠNG (báo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quốc Cường Gia Lai đóng lãi 200 triệu đồng mỗi tháng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI