Doanh nghiệp » Kinh doanh
Một năm buồn của "cổ phiếu Gia Lai"
(18:54:16 PM 07/01/2016)
Cổ phiếu Gia Lai có một năm "lao dốc"
Phiên giao dịch 5-1 đánh dấu cột mốc đáng buồn với cổ đông Hoàng Anh Gia Lai khi cổ phiếu HAG lần đầu tiên rơi xuống dưới mệnh giá 10.000đ, mức thấp kỷ lục kể từ khi niêm yết vào năm 2008.
Trong cả năm 2015, dù TTCK Việt Nam đã có không ít những nhịp sóng tăng mạnh nhưng đồ thị cổ phiếu HAG gần như chỉ một chiều đi xuống. Với mức giá 9.600đ được thiết lập vào đầu năm 2016, HAG đã giảm tới hơn 50% so với thời điểm trước đó 1 năm, một mức giảm mà không nhiều nhà đầu tư có thể nghĩ tới.
Tại mức giá này, P/E của HAGL chỉ còn ở mức 6 lần và bằng 45% so với giá trị sổ sách. Vốn hóa của HAGL hiện chỉ bằng 1/3 so với công ty con HAGL Agrico – đạt hơn 20.500 tỉ đồng – công ty con phụ trách mảng nông nghiệp của HAGL.
Nếu như đầu năm 2015, tỉ lệ sở hữu của khối ngoại tại HAG lên tới 34% thì hiện nay, con số này chỉ còn khoảng 14%.
Cũng có một năm giao dịch “bi đát”, DLG của Đức Long Gia Lai hiện chỉ ở quanh ngưỡng 6.500đ, giảm tới 37% so với thời điểm đầu năm 2015. Mức giá này của DLG chỉ còn nhỉnh hơn đôi chút so với vùng đáy được thiết lập vào những năm 2012, 2013.
Một cổ phiếu Gia Lai khác là QCG của Quốc Cường Gia Lai hiện chỉ giao dịch quanh ngưỡng 5.000đ, tương ứng mức giảm 50% so với cách đây 1 năm. Đây là điều khá buồn cho cổ phiếu từng nằm trong Vn30 và được sự quan tâm của không ít quỹ đầu tư.
Kết quả kinh doanh không mấy thuyết phục
Có nhiều yếu tố khiến cổ phiếu doanh nghiệp sụt giảm, tuy nhiên yếu tố quan trọng là kết quả kinh doanh không đáp ứng được kỳ vọng của cổ đông công ty.
Theo báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2015, Đức Long Gia Lai đạt doanh thu hơn 1.200 tỉ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2014 và trong đó Đức Long Gia Lai đã ghi nhận doanh thu từ mảng kinh doanh mới- linh kiện điện tử từ quý 3 do hợp nhất với Mass Noble.
Tuy vậy, giá vốn hàng bán ở mức quá cao khiến lợi nhuận mà Tập đoàn này thu về chỉ là 53 tỉ đồng, tương ứng hoàn thành 20% kế hoạch năm.
Tương tự là trường hợp Quốc Cường Gia Lai, sau 9 tháng, công ty mới chỉ ghi nhận khoản lợi nhuận khiêm tốn 18 tỉ đồng, còn cách khá xa kế hoạch 90 tỉ đồng cho cả năm 2015.
Điều đáng chú ý là dự án trọng điểm Khu dân cư Phước Kiến chỉ có thể mang về dòng tiền cho Quốc Cường Gia Lai từ năm 2016; trong khi đó lĩnh vực cao su đang gặp khó khăn bởi giá mủ vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.
Còn với Hoàng Anh Gia Lai, doanh nghiệp này đã ghi nhận “quả ngọt” từ mảng kinh doanh bò cùng dự án trọng điểm Myanmar bắt đầu đi vào hoạt động. Điều này giúp doanh thu tập đoàn trong 9 tháng lên tới 5.200 tỉ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2014.
Tuy vậy, những chi phí phát sinh, đặc biệt chi phí tài chính đã kéo lợi nhuận HAGL chỉ còn 1.343 tỉ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ 2014.
Tính tới hết quý III/2015, nợ phải trả của HAGL đã lên tới hơn 30 nghìn tỉ đồng, chiếm tới 65% tổng tài sản tập đoàn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn lên tới hơn 8.500 tỉ đồng. Với dư nợ khá lớn trên bảng cân đối, HAGL từng dính phải tin đồn “vỡ nợ” hồi giữa năm 2015.
Cũng trong năm 2015, việc hợp tác với Rowsley cho dự án phức hợp Myanmar đã bất thành và hiện tại HAGL vẫn chưa tìm được đối tác phù hợp để chia sẻ dự án này.
Từ trái sang: Ông Bùi Pháp (Chủ tịch HĐQT DLG), Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch HĐQT HAG), Nguyễn Thị Như Loan (Chủ tịch HĐQT QCG).
Một nghề cho chín….
Một điểm chung trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lớn tại Gia Lai là đầu tư khá dàn trải. Với HAGL, mặc dù đã dần gói gọn hoạt động của mình vào lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên dự án này cần nhiều thời gian để khẳng định tính hiệu quả. Bên cạnh điểm sáng từ mảng kinh doanh bò, các mảng cao su, mía đường của HAGL đang gặp không ít khó khăn khi tình trạng dư cung vẫn còn rất lớn.
Cũng như “đồng hương” HAGL, Đức Long Gia Lai khởi điểm với hoạt động kinh doanh chính là gỗ thì nay đã chuyển hướng trở thành tập đoàn đa ngành với 4 mũi nhọn cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, năng lượng và linh kiện điện tử.
Tuy vậy, những thách thức từ những ngành kinh doanh mới là không hề nhỏ và Đức Long Gia Lai dường như chưa thực sự “chín” trong lĩnh vực nào.
Còn Quốc Cường Gia Lai, với những khó khăn của thị trường bất động sản, doanh nghiệp này cũng đã lấn sân sang những lĩnh vực khác như cao su, thủy điện nhưng những mảng kinh doanh này vẫn chưa có nhiều đóng góp cho hoạt động của công ty.
2015 thực sự là một năm buồn với các doanh nghiệp Gia Lai khi kết quả kinh doanh chưa thực sự khởi sắc, cổ phiếu sụt giảm mạnh, thậm chí về dưới mệnh giá.
Và có lẽ, mùa đại hội cổ đông tới đây sẽ diễn ra không thực sự êm đềm với những doanh nghiệp Tây Nguyên này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.