»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:17:06 AM (GMT+7)

Mô hình cũ, hiệu quả mới

(10:46:03 AM 15/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Những năm qua, hàng nghìn nông dân ở Thừa Thiên - Huế đã chủ động tìm hướng phát triển kinh tế, thoát nghèo, xây dựng phong trào sản xuất kinh doanh (SXKD) phát triển sâu rộng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn. Bằng nhiều hình thức hỗ trợ giúp hội viên nghèo vươn lên, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã trực tiếp giúp đỡ hơn 1.350 hộ nông dân thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh xuống còn 8%.

Mô hình vườn ao chuồng

Mô hình "Nông dân giúp nông dân làm giàu" phát huy hiệu quả, nhiều hộ gia đình hỗ trợ vốn cho hộ nghèo có điều kiện sản xuất kinh doanh. Ông Nguyễn Trọng Ứng, xã Phong Chương (huyện Phong Điền) từ hai bàn tay trắng đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tổng hợp VAC kết hợp cung ứng các loại vật tư, phân bón, thức ăn gia súc; thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm. Ngoài việc tạo dựng cơ ngơi khang trang, ông còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động, cho 30 hộ nghèo vay vật tư phân bón trị giá hơn 80 triệu đồng để đầu tư thâm canh.

Các hội viên nông dân còn xây dựng các mô hình kinh tế tập thể như: CLB khuyến nông, CLB nông dân làm kinh tế giỏi, nhóm nông dân cùng sở thích… để chuyển giao khoa học kỹ thuật, liên kết sản xuất, hỗ trợ vốn, tiêu thụ sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm. CLB khuyến nông thôn Phò Nam A (xã Quảng Thọ) đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo bền vững từ cây truyền thống cà pháo với thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng/ha. Chi hội nuôi cá nước Ngọt ở Thủy Phương, thị xã Hương Thủy có 30 thành viên hỗ trợ nhau về kỹ thuật nuôi cá, giúp nhau về vốn, cùng tín chấp để mua các loại giống, thức ăn và liên kết để tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, sản xuất đạt hiệu quả cao, nhiều hộ lãi ròng từ 50-60 triệu đồng/ha, có hộ lãi 80-100 triệu đồng/ha. 

Ngoài ra, các cấp hội nông dân còn hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho các hội viên bằng nhiều hình thức, xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân, vay vốn ngân hàng chính sách, giúp nông dân đa dạng hóa ngành nghề, từng bước chuyển đổi tập quán sản xuất tự cung tự cấp, sang sản xuất hàng hóa nâng cao thu nhập. Đời sống hội viên nông dân được cải thiện đáng kể, tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 1.490 USD/năm, toàn tỉnh đã có gần 500 trang trại, gia trại cho thu nhập từ trăm triệu đến cả tỷ đồng. 

Ông Phan Tiến Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Thừa Thiên - Huế cho biết: Toàn tỉnh có hơn 30.000 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhiều gương nông dân điển hình tiên tiến, SXKD giỏi. Thời gian tới, hội phấn đấu mỗi năm giảm từ 2 - 3% hộ nghèo, tăng 2% hộ nông dân sản xuất giỏi; phấn đấu đến 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%. 
* Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông tỉnh Long An, vụ đông xuân 2012- 2013 nông dân các huyện vùng lũ Đồng Tháp trúng mùa lúa nếp, thu lãi từ 30-35 triệu đồng/ha, có hộ lãi gần 40 triệu đồng/ha, cao gấp 2-3 lần so với lúa thông dụng.

Theo anh Nguyễn Văn Tài - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tân Hưng, lúa nếp chủ yếu tiêu thụ nội địa để làm bánh, xôi, nấu rượu, năm nay ít người sản xuất nên thị trường hút hàng, giá tăng lên 6.500-6.700 đồng/ha, cao hơn so với giá lúa thông dụng từ 2.200-2.500 đồng/kg. Anh Lê Văn Bé Bảy, ở xã Tân Hòa (huyện Mộc Hóa) vừa thu hoạch xong 15 ha nếp, năng suất đạt 8 tấn/ha, trừ chi phí lãi 37 triệu đồng/ha.

Vụ đông xuân năm nay các huyện Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh và Thạnh Hóa, mỗi huyện xuống giống từ 3.000-4.000 ha nếp. Hiện bà con đã thu hoạch xong, năng suất đạt từ 7,5-8 tấn/ha; thu hoạch đến đâu thương lái đến tận ruộng thu mua đến đó. Đây là năm bà con trồng lúa nếp trúng mùa, trúng giá nhất từ trước đến nay.

Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang đi tiên phong trong phong trào chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa sang mô hình mới rẫy - xoài, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa.

Những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường, tuy được thiên nhiên ưu đãi là vùng đất màu mỡ nhưng huyện cù lao Chợ Mới vẫn phải gánh chịu khô hạn thường xuyên làm ảnh hưởng đến sản xuất. Cây lúa phát triển chậm, sâu bệnh nhiều, giảm năng suất, giá cả bấp bênh, đầu ra khó khăn, nhất là thời điểm thu hoạch rộ. "Cái khó ló cái khôn", chính quyền và nhân dân huyện đã nghiên cứu tìm ra được mô hình mới trồng xoài xen rẫy rau màu.

Mô hình rẫy - xoài được nông dân chọn các loại cây dễ trồng, ngắn ngày, có thị trường đầu ra tốt như xoài giống Đài Loan chỉ sau 18 tháng trồng là cho trái, thu hoạch 2 - 3 đợt/năm; cây màu có thời gian tăng trưởng ngắn, từ 2 - 3 tháng/vụ. Trồng xen canh xoài với ớt, đu đủ, ngô, rau muống... chỉ đầu tư năm đầu tiên, những năm kế tiếp cho thu hoạch trọn vẹn. N ông dân Nguyễn Hữu Tặng ở ấp Bình Trung, xã Bình Phước Xuân có 0,35 ha đất trồng lúa không hiệu quả, từ năm 2012 anh chuyển sang trồng 800 gốc xoài giống Đài Loan. Sau vài tháng xoài bám rễ, anh xuống giống trồng ớt; ngay đợt thu hoạch đầu tiên cây ớt cho năng suất 15 tấn/ha, thương lái đến tận ruộng thu mua, trừ chi phí anh được lãi hơn 35 triệu đồng/vụ. Còn cây xoài thu hoạch đợt đầu tiên khoảng 4 tấn, giá bán 18.000 đồng/kg, xoài trái vụ giá bán lên đến 27.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi ròng trên 50 triệu đồng/năm, cao gấp 5 lần trồng lúa. Nông dân Đỗ Văn Quá ở ấp An Khương (xã An Thạnh Trung) tranh thủ rẫy ngô bao tử 0,12 ha trồng xen 120 gốc xoài và tận dụng phụ phẩm thân, lá và râu ngô nuôi 4 con bò vỗ béo. Các sản phẩm của anh có đầu ra ổn định, mỗi năm thu trên 90 triệu đồng lợi nhuận.

Ông Huỳnh Văn Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Phước Xuân (huyện Chợ Mới) cho biết, t ừ hiệu quả mang lại, sau 2 năm phát động phong trào, nông dân Bình Phước Xuân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ bản tổng diện tích trên 1.200 ha trồng lúa sang mô hình rẫy - xoài và thu hút nhiều nông dân ở các xã lân cận học tập làm theo, mang lại lợi nhuận cao.   

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mô hình cũ, hiệu quả mới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

VACNE 30 năm
 Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI