»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:17:52 PM (GMT+7)

"Kinh doanh xanh"

(06:32:28 AM 10/12/2019)
(Tin Môi Trường) - Nhiều mô hình “kinh doanh xanh” có tính bền vững đã ra đời, góp phần làm thay đổi thói quen, từ bỏ các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Cuộc vận động “nói không với rác thải nhựa” bắt đầu từ các buổi truyền thông với cán bộ hội viên phụ nữ và người dân, các cuộc ra quân dọn dẹp vệ sinh… nay đã dần đi vào chiều sâu. Nhiều mô hình “kinh doanh xanh” có tính bền vững đã ra đời, góp phần làm thay đổi thói quen, từ bỏ các sản phẩm nhựa dùng một lần.


Cà phê thân thiện môi trường 
 
Cuối tháng 11/2019, trên đường Phạm Thế Hiển, gần dốc cầu Bà Tàng, P.6, Q.8, TP.HCM, quán Cafe 1989 đã khai trương đón khách. Quán do hai chị em thế hệ 8X Ngô Ngọc Tú Lan làm chủ. Không gian không quá rộng, nhưng với gam màu đen - trắng chủ đạo đã tạo ra một cảm giác mới lạ cho khách. Ngoài ra, khách cũng ngỡ ngàng ngay từ khi đặt chân vào quán bởi quầy pha chế đặt phía trước được làm bằng tôn cũ (vật liệu tái chế) theo dạng ống, được cách điệu theo chiếc tách cà phê.
 
mô[-]hình[-]“kinh[-]doanh[-]xanh”[-]có[-]tính[-]bền[-]vững[-]đã[-]ra[-]đời
Quán cà phê của hai chị em Ngô Ngọc Tú Lan (P.6, Q.8) thu hút khách nhờ được thiết kế với các vật dụng tái chế, thân thiện với môi trường
 
Trong quán, toàn bộ bàn được làm bằng thùng phuy cũ cắt ngắn, sơn đen, ghế ngồi cũng làm bằng gỗ tái chế. Cây xanh, dây leo treo trên tường và đặt ở quầy đều được trồng trong các ống nhựa cắt ra từ bình nước suối, lon nước ngọt.
 
Và quan trọng hơn cả là các loại thức uống như cà phê, sinh tố... đều làm ra từ thực phẩm sạch. Các vật dụng đựng nước và ống hút đều là những sản phẩm làm từ giấy, túi sinh học với tinh thần “nói không với ly nhựa, túi ni-lông sử dụng một lần”.
 
“Quán được thực hiện theo mô hình thân thiện môi trường” - chị Ngô Ngọc Tú Lan, chủ quán tự tin chia sẻ.
 
Chín năm trước, sau khi tốt nghiệp đại học, đi làm, nhưng công việc bấp bênh, Tú Lan đã chọn học thêm lớp trang điểm cô dâu và làm nghề tại nhà. Chồng làm nghề quay phim, chụp ảnh cưới. Dạo gần đây, thu nhập từ nghề ngày càng sụt giảm, chồng chuyển sang lái taxi công nghệ, còn Tú Lan cùng em gái bàn nhau thuê mặt bằng mở quán cà phê.
 
Tú Lan tâm sự: “Trước khi mở quán, tôi được tham gia một vài sự kiện tuyên truyền, vận động về thay đổi thói quen, hạn chế sử dụng và tiến tới từ bỏ các sản phẩm nhựa dùng một lần do Hội Phụ nữ tổ chức. Thấy nhiều chị em làm ra các sản phẩm thay thế nhựa như ống hút bằng gạo, ly giấy... vừa sạch, lại vừa thân thiện môi trường, tôi đã mê và nghĩ: hay là mình chuyển sang kinh doanh các mặt hàng này”.
 
Từ ấp ủ, Tú Lan đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư cho mô hình cà phê thân thiện môi trường, vừa hợp thời vừa góp một thông điệp cho phong trào bảo vệ môi trường sống. Toàn bộ thiết kế quán đều do Tú Lan và người em tự nghĩ ra. 
 
Sau một tháng chuẩn bị, quán khai trương và đi vào hoạt động. Với thức uống sạch, ngon, vật dụng thân thiện môi trường, cộng thêm giá bán khá rẻ, 10.000đ/ly cà phê đá, 12.000đ/ly cà phê sữa uống tại chỗ hoặc mang đi, khách đến quán ủng hộ khá đông, doanh thu ngày càng khởi sắc. 
 
Điều hai chị em Tú Lan vui mừng là quán cà phê đã được Hội LHPN phường và quận chọn để xây dựng mô hình “Cà phê thân thiện với môi trường”. Ngày ra mắt, rất đông cán bộ, hội viên, phụ nữ đến ủng hộ. Hội cũng cho đặt quầy đọc báo Phụ Nữ tại quán với mong muốn đây sẽ là nơi để cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân giao lưu, chia sẻ, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. 
 
“Ngoài thiết kế xanh, thức uống sạch, quán còn có chính sách khuyến khích khách đổi sản phẩm chai nhựa lấy cà phê trong thời gian khuyến mãi. Cụ thể, bất cứ khách nào mang đến 5 chai nhựa loại 1,5 lít sẽ được quán đổi một ly cà phê sạch, khách mang theo ly đựng cà phê sẽ được giảm giá 10%. Cách làm này hy vọng sẽ giúp mọi người có thói quen sử dụng đồ đựng nước uống thân thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình. Sắp tới, Hội sẽ nhân rộng mô hình ra các khu vực khác trên địa bàn” - chị Đỗ Kim Hằng, cho biết. 
 
Cửa hàng “nói không với rác thải nhựa”
 
Đầu tháng 11/2019, điểm bán thực phẩm thực dưỡng, rau củ quả sạch gần 10 năm của chị Bùi Thị Thúy Liên, nằm trên đường Thành Mỹ, P.8, Q.Tân Bình xuất hiện thêm một bảng hiệu “gian hàng nói không với rác thải nhựa” đặt nổi bật ngoài mặt tiền. Đây là “địa chỉ” mà Hội LHPN P.8 luôn giới thiệu cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn tìm đến và khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa. 
 
Mười năm trước, khi vấn nạn thực phẩm bẩn, dầu ăn bẩn, rau trồng nhiễm hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng được báo chí nêu, chị Liên đã quyết định khởi sự kinh doanh theo mô hình thực dưỡng với các loại thảo mộc, thực phẩm có khả năng đào thải chất độc, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh bắt nguồn từ ăn uống.
 
Cửa hàng của chị xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm độc, lạ như: gạo lứt hữu cơ, gạo thảo dược, tỏi đen, nghệ đen, rau câu làm bằng lá chùm ngây, rau củ quả hữu cơ... Chị mong muốn, các sản phẩm tự nhiên của mình sẽ giúp nhiều người cân bằng dinh dưỡng, duy trì sức khỏe. 
 
mô[-]hình[-]“kinh[-]doanh[-]xanh”[-]có[-]tính[-]bền[-]vững[-]đã[-]ra[-]đời
Cửa hàng thực phẩm sạch của chị Bùi Thị Thúy Liên (P.8, Q.Tân Bình) hưởng ứng nói không với rác thải nhựa bằng các vật dụng thân thiện với môi trường
 
Đầu năm 2018, khi Hội Phụ nữ phát động phong trào “Nói không với túi ni-lông sử dụng một lần”, cửa hàng của chị Liên bắt đầu thay thế hộp nhựa đựng thực phẩm bằng những chiếc hộp làm bằng bã mía; túi ni-lông được thay thế bằng túi tự hủy sinh học, giỏ bàng; rổ nhựa đựng rau củ được thay bằng rổ tre... Bình đựng nước, chị cũng thay thế bằng chai thủy tinh. 
 
Để khách có thói quen bỏ hẳn các loại túi đựng bằng nhựa, chị khuyến khích: nếu khách mang giỏ đi chợ, mang chai thủy tinh đựng thức uống, sẽ được giảm từ 5.000-10.000đ so với giá niêm yết. Khách vì vậy rất thích đến cửa hàng của chị. 
 
Đáng mừng nhất đối với chị là không chỉ người già, phụ nữ lớn tuổi mới quan tâm đến thực phẩm sạch mà ngay cả những người trẻ mới ra trường cũng tìm đến cửa hàng của chị để mua thực phẩm. Chị tự hào kể, có một bạn trẻ sinh năm 1997, đang là một biên tập viên cho kênh YouTube đã trở thành khách ruột tại cửa hàng của chị. Hằng ngày, cứ khoảng 10g, bạn gái trẻ này lại ghé mua đặc sản bún xào bằng gạo lứt, món handmade “độc” được nhiều người ưa chuộng vì giúp tiêu hóa tốt, ngăn ngừa những bệnh béo phì, tim mạch. 
 
“Bệnh từ miệng hiện nay rất phổ biến, vì hằng ngày người tiêu dùng phải nạp rất nhiều “hóa chất” độc hại từ thịt, cá, thức uống công nghiệp. Tôi mở cửa hàng trước hết là cung cấp thực phẩm cho người thân trong gia đình mình, sau đó là giúp cho nhiều người có thói quen sử dụng sản phẩm cân bằng sức khỏe” - chị Bùi Thị Thúy Liên chia sẻ. 
 
Để tuyên truyền cho cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn thay đổi thói quen, hạn chế sử dụng, tiến tới từ bỏ các sản phẩm nhựa dùng một lần, hưởng ứng cuộc vận động nói không với rác thải nhựa, trong các dịp lễ tết, phường tổ chức các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường của chị em khởi nghiệp. “Điều đáng mừng là, sau những đợt vận động như vậy, không chỉ riêng cửa hàng chị Liên mà trên địa bàn phường, nhiều tiểu thương ở các chợ, cửa hàng tạp hóa cũng bắt đầu thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm ly, túi, bao nhựa. Ý thức tiêu dùng thực phẩm sạch, thân thiện với môi trường đang ngày một tăng lên”. - Bà Phạm Thị Mỹ Linh (Phó chủ tịch Hội LHPN P.8, Q.Tân Bình)
Hoài An (PNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Kinh doanh xanh"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

VACNE 30 năm
 Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI